Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  73
 Số lượt truy cập :  34089042
Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 11/2014 và dự báo
Thứ hai, 05-01-2015 | 08:09:28

Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới tháng 11/2014 tăng nhẹ so với tháng trước đó nhưng vẫn giảm so với cùng tháng năm ngoái, do nhu cầu thế giới cuối năm tăng mạnh.

 

Cùng với xu hướng giá thế giới, thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước tháng 11/2014 cũng tăng nhẹ. 

 

I.       TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1.       Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 11/2014

 

Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới trong tháng 11/2014 tiếp tục tăng nhẹ so với tháng trước đó nhưng giảm mạnh so với cùng tháng năm ngoái, do thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến cây trồng đậu tương và ngô ở nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu – Mỹ, đồng thời nhu cầu thức ăn chăn nuôi thế giới cuối năm tăng mạnh.

 

Sau 5 tháng giảm liên tiếp, giá ngô đã phục hồi trở lại, và tăng tháng thứ hai liên tiếp, trong tháng 11/2014, lên mức 168,05 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng trước đó nhưng giảm 15,6% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân là do nhu cầu thức ăn chăn nuôi cuối năm tăng mạnh cùng với thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thu hoạch ngô ở một số khu vực trồng của Mỹ.

 

Sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2014/15 dự kiến sẽ đạt 312,06 triệu tấn, tăng 28,27 triệu tấn so với ước tính niên vụ 2013/14, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi hỗ trợ cây trồng đậu tương ở nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu – Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng mạnh, cùng với việc sản xuất dầu ăn thay thế dầu cọ đã đẩy giá đậu tương trong tháng 11/2014 tăng lên 365 USD/tấn, tăng nhẹ 3% so với tháng trước đó nhưng giảm 23,4% so với cùng tháng năm ngoái.

 

Giá bột cá tăng tháng thứ hai liên tiếp, lên 1.988 USD/tấn trong tháng 11/2014, tăng 0,1% so với tháng trước đó và tăng mạnh 28,3% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân do hiệu ứng El nino ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt cá ở nước sản xuất hàng đầu thế giới – Peru - đẩy giá bột cá liên tục tăng cao.

 

Cùng với xu hướng tăng của ngô, đậu tương, bột cá thì giá lúa mì cũng tăng nhẹ, lên 226 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng trước đó nhưng giảm 17,6% so với cùng tháng năm ngoái. Nguyên nhân do lo ngại băng giá ở Mỹ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đẩy giá lúa mì tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2014.

 

Đồ thị 1: Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì và bột cá thế giới tháng 11/2014 (Đvt: USD/tấn)

Nguồn: Vinanet.com.vn

 

2.       Dự báo

Ngô

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2014/15 tăng mạnh, lên 990,32 triệu tấn, tăng 11,3 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết ở nước trồng chủ yếu được cải thiện. Tuy nhiên lại giảm 0,37 triệu tấn so với dự báo tháng trước đó. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 191,5 triệu tấn, tăng 18,51 triệu tấn so với đầu kỳ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ  tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu thuẫn khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 19,62 triệu tấn lên 51,01 triệu tấn. Quốc gia có lượng giảm không đáng kể chủ yếu là những nước nhập khẩu như Canada, Hàn Quốc … Tuy nhiên, Brazil lại trái ngược hoàn toàn với xu hướng này – nước xuất khẩu chủ yếu -  niên vụ 2014/15 nguồn dự trữ cuối kỳ của nước này dự kiến đạt 17,55 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với đầu kỳ; tương tự Nam Phi dự kiến đạt 2,86 triệu tấn, giảm 0,48 triệu tấn.

 

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo niên vụ 2014/15 sản lượng ngô Mỹ sẽ đạt 365,97 triệu tấn, trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này còn dư thừa khoảng 63,44 triệu tấn. FSU-12 giữ vị trí thứ hai với lượng dư thừa 19,5 triệu tấn, tiếp đến là Brazil với lượng dư thừa 18,5 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa 16,6 triệu tấn, Argentina với lượng dư thừa là 13,8 triệu tấn. Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, Nhật Bản là quốc gia có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 15,4 triệu tấn cho niên vụ 2014/15, tiếp đến là Mexico với 10,25 triệu tấn, Hàn Quốc với 10,02 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 8,64 triệu tấn, Ai Cập với 8,05 triệu tấn và sau cùng là EU-27 với 3,45 triệu tấn … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

 

Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới tháng 12/2014 (triệu tấn)

 

 

2014/15

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối vụ

Sản lượng

Nhập khẩu

Ngành TACN

Nội địa

Xuất khẩu

Thế giới

173

990,3

110,3

596,7

971,8

113,1

191,5

Mỹ

31,4

366

0,6

136,5

302,5

44,5

51,0

Các nước

còn lại

141,6

624,4

109,7

460,2

669,3

68,6

140,5

Nước XK chủ yếu

23,2

111,5

0,8

59,2

77,5

34,7

23,3

Argentina

2,1

23

0,01

6,1

9,2

13

2,9

Brazil

17,8

75

0,8

47,5

56,5

19,5

17,6

 Nam Phi

3,3

13,5

0,03

5,6

11,8

2,2

2,9

Nước NK chủ yếu

18,5

129,5

62,8

136,5

189,6

3,5

17,8

Ai Cập

2,2

5,8

7,5

11,5

13,8

0,01

1,6

EU-27 

6,9

73,1

6

57,5

76,5

2,5

6,9

Nhật Bản

0,6

0

15,4

10,9

15,4

0

0,6

Mexico

2,7

23

10,9

16,5

33,3

0,5

2,9

Đông Nam á

3,8

27,5

9,2

27,9

36,1

0,44

3,9

Hàn Quốc

1,9

0,1

9,6

8

10,1

0

1,4

Nước khác

 

 

 

 

 

 

 

Canada

1,6

11,5

0,7

6,6

12

0,5

1,3

Trung Quốc

77,3

214

2,5

158

216

0,1

77,7

FSU-12

3,3

42,7

0,4

20,3

23,2

19,84

3,4

Ukraine

2,2

27

0,05

9

10,4

16,5

2,4

Nguồn: USDA

 

Đậu tương

 

Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới tháng 12/2014(triệu tấn)

 

2014/2015

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

Dự trữ CK

SL

NK

Nghiền ép

Nội địa

XK

Thế giới

66,9

312,1

112,7

251,9

285,8

115,5

90,3

Mỹ

2,5

107,7

0,4

48,4

51,6

46,81

12,3

Các nước khác

64,4

204,3

112,3

203,5

234,2

68,73

78,0

Nước XK chính

46,1

160,6

0,6

79,5

85,9

62,4

59,0

Argentina

29

55

0

38,1

41,2

8,2

34,7

 Brazil

16,8

94

0,6

37,6

40,8

46,7

24

Paraguay

0,2

8,2

0,03

3,6

3,7

4,3

0,4

Nước NK chính

15,8

14,8

100,1

96,9

114,3

0,39

15,9

Trung Quốc

14,4

11,8

74

74,5

85,9

0,3

14,0

 EU-27

0,7

1,6

12,8

12,8

13,8

0,07

1,1

Nhật Bản

0,2

0,2

2,9

2

3,17

0

0,3

 Mexico

0,1

0,3

4

4,2

4,2

0

0,1

Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2014/15 sẽ đạt 312,06 triệu tấn, tăng 28,27 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 285,82 triệu tấn, lượng đậu tương thế giới dư thừa khoảng 26,24 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Mỹ với 56,16 triệu tấn, thay thế Brazil trở thành nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, tiếp theo là Brazil với lượng dư thừa là 53,25 triệu tấn, Argentina với 13,85 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2014/15 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 74,1 triệu tấn, tăng 6,65 triệu tấn so với niên vụ trước do nước này mở rộng đàn gia súc dẫn đến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh; thứ hai là EU-27 với 12,25 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,95 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,86 triệu tấn, giảm 0,05 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 7 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp gần 11 lần, Mexico gấp gần 14 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 74 triệu tấn, EU-27 là 12,75 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,95 triệu tấn, Nhật Bản là 2,9 triệu tấn.

 

Lúa mì

 

Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới tháng 12/2014 (triệu tấn)

2014/15

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối kỳ

SL

NK

Ngành TACN

Nội địa

XK

Thế giới

185,7

720

153,4

139,9

712,7

154,9

192,9

Mỹ

16,1

55,1

4,6

4,9

33,1

25,2

17,5

Các nước khác

169,7

664,7

148,8

135

679,6

129,8

175,4

Nước XK chính

28,7

218,9

5,6

65,5

148,8

73,5

31

Argentina

2,5

12

0,01

0,1

6,2

6

2,4

Australia

6,3

24

0,2

3,4

6,8

17,5

6,1

 Canada

9,8

27,5

0,5

4,5

9,8

22

6

EU-27

10,2

155,4

5

57,5

126

28

16,6

Nước NK chủ yếu

93,6

196,1

81,4

34,6

270,2

6,3

94,6

 Brazil

1,9

6,3

7

1

12,3

1

1,9

 Trung Quốc

60,3

126

1,7

23

124

1

63

Trung Đông

10,2

17,5

21,1

4,0

37,6

0,5

10,7

Bắc Phi

13,5

16,8

23,3

2

41,5

0,5

11,6

Pakistan

2,2

25

0,7

1,2

25,1

0,7

2,1

Đông Nam Á

4,0

0

17

2,51

16,5

0,8

3,7

Các nước khác

 

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ

17,8

95,9

0,1

4,5

94,5

3

16,3

FSU-12

15,0

111,1

6,9

24,3

75,1

38,3

19,6

Nga

5,2

59

0,2

13

35

22,5

6,9

Kazakhstan

2

12

0,2

1,9

6,7

5,3

2,2

 Ukraine

3,7

24,5

0,1

4

12

10

6,2

Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2014/15 sẽ đạt 721,12 triệu tấn, tăng mạnh 5,86 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi tác động tốt đến cây trồng lúa mì mùa đông. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đạt 712,69 triệu tấn, lượng lúa mì thế giới dư thừa khoảng 7,17 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 36,04 triệu tấn, thứ hai là EU-27 với 29,4 triệu tấn, thứ ba là Nga với 24 triệu tấn, thứ tư là Mỹ với 22,04 triệu tấn, Australia với 17,2 triệu tấn, Canada với 17,67 triệu tấn, Ukraine với 12,5 triệu tấn; Argentina  với 5,85 triệu tấn, sau cùng là Kazakhstan  với 5,3 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên toàn cầu.

 

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 24,65 triệu tấn, thứ hai là Trung Đông với 20,11 triệu tấn, tiếp theo là các nước Đông Nam Á với 16,46 triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 6 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2014/15, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 23,25 triệu tấn; 21,13 triệu tấn; 17 triệu tấn; và 7  triệu tấn.

 

II.          TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC           

 

1.          Biến động giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 11/2014

 

Mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới ổn định, sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước tăng, thuế VAT 5% cũng đã được bãi bỏ, nhưng giá thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn luôn tăng, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi.

 

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước tháng 11/2014 tăng nhẹ so với tháng trước đó. Cụ thể, giá ngô tăng 100 đ/kg so với tháng trước đó, lên 5.600-5.900 đ/kg, giá cám gạo tăng lên 6.200 đ, giá bột cá không thay đổi, ở mức 14.000-20.000 đ/kg tùy loại, và giá khô đậu tương tăng 200 đ, lên 14.200 đ/kg.

 

2.       Thực trạng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 11/2014 và một số vấn đề tồn tại

 

Ngành thức ăn chăn nuôi nước ta phải phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu như giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y khiến ngành chăn nuôi trong thời gian qua điêu đứng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy, ngành này sẽ gặp phải “sóng” lớn khi TPP được ký kết. Khi đó, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. TPP dự báo sẽ làm lợi cho các hộ chăn nuôi lớn, và về tổng thể ngành chăn nuôi sẽ không bị sụt giảm nhiều về sản lượng, tuy giá sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm đôi chút.

 

Trong khi đó, các chính sách hiện hành chỉ thúc đẩy và hỗ trợ chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi tập trung mà không có lợi gì cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

 

Để phát triển toàn diện và bền vững ngành chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho cả nước; kiểm soát nhập lậu sản phẩm thịt; kiểm soát độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi; siết chặt khâu kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi; kiểm soát hiệu quả thị trường thuốc thú y; xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho hệ thống giết mổ và phân phối thịt; hỗ trợ hình thành hiệp hội người tiêu dùng thịt.

 

Trong nhiểu năm qua, nước ta có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, song ngành chăn nuôi lại luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 

Ðây là một nghịch lý, khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước liên tục biến động, gây bất lợi cho người chăn nuôi. Bởi thế, việc chủ động sản xuất TĂCN từ nguyên liệu trong nước là giải pháp hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

 

Nguồn cung các loại nguyên liệu giàu năng lượng như ngô, cám, lúa mì thị trường trong nước thiếu…Trong đó, các loại nguyên liệu giàu năng lượng như ngô, cám, lúa mì thiếu (khoảng 30 đến 40%), thức ăn giàu đạm như đỗ tương, bột xương thịt, bột cá (khoảng 70 đến 80%), riêng các loại khoáng chất, vi lượng, phụ gia thì phải nhập khẩu 100%. Bởi thế, khi thị trường TĂCN thế giới biến động về cung và cầu, ngay lập tức ảnh hưởng tới thị trường trong nước. Việc phải nhập khẩu nguyên liệu TĂCN đồng nghĩa với việc người chăn nuôi phải gánh thêm chi phí về vận chuyển, kiểm định, thuế, rủi ro khi thức ăn không đạt chuẩn.

 

Do đặc thù nguyên liệu của ngành chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài nên khi hàng về tới cảng cũng chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của các cơ quan hải quan, thú y, bảo vệ thực vật... khiến cho các doanh nghiệp khi tính giá thành sản phẩm buộc phải tăng thêm các chi phí: lưu kho, lưu bãi... khiến sản phẩm khi đến tay người chăn nuôi đã "đội" lên. So với các nước trong khu vực, giá TĂCN ở nước ta luôn cao hơn (khoảng 15 đến 20%), dẫn đến các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh.

 

Nước ta có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, trong đó phần lớn diện tích dùng để trồng ngô và các loại hoa màu có thể làm nguyên liệu để sản xuất TĂCN, thế nhưng hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu, ngô, sắn, cỏ khô... cho dù số lượng thu hoạch từ ngô, sắn là rất nhiều. Nguyên nhân là vì chất lượng nguyên liệu không đạt chuẩn do quá trình thu hoạch và bảo quản của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chưa kể tới việc người nông dân khi bán nông sản cho các công ty liên doanh chế biến TĂCN với giá rẻ để rồi khi nó thành sản phẩm lại phải mua rất đắt từ chính các công ty này. Thời gian qua, Chính phủ đã có chính sách bình ổn giá TĂCN nhưng vẫn chỉ là giải pháp mang tính "tình thế" bởi giá TĂCN luôn trong tình trạng bất ổn "tăng nhanh, giảm chậm" và người chăn nuôi luôn chịu thua thiệt.

 

Trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Ðể đạt được, giai đoạn 2010-2015, ngành chăn nuôi sẽ phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân 6 đến 7%/năm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, mục tiêu đó khó có thể đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TĂCN một cách ổn định. Ðiều đó có nghĩa, chúng ta phải tối ưu hóa được nguồn nguyên liệu trong nước bằng nhiều biện pháp linh hoạt.

 

Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có nhiều chủ trương như chuyển đổi 200 nghìn ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương..., đồng thời thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xem xét khía cạnh dinh dưỡng, lợi thế thị trường khi dùng thóc, gạo thay thế ngô, lúa mì. Thực tế cho thấy, đã có nhiều mô hình chăn nuôi gia trại, nông hộ ở Nghệ An, Hưng Yên sử dụng thóc, gạo làm thức ăn rất hiệu quả.

 

3.       Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 10 đạt 239 triệu USD, giảm 27,29% so với tháng trước đó và giảm 6,68% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi 2,7 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong 10 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Chi lê với 16,7 triệu USD, tăng 966,87% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Trung Quốc với 238 triệu USD, tăng 109,61% so với cùng kỳ, tiếp theo đó là Nhật Bản, với 2,8 triệu USD, tăng 88,49% so với cùng kỳ; sau cùng là Đức với 5 triệu USD, tăng 84,6% so với cùng kỳ.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 10/2014 vẫn là Achentina, Brazil, Hoa Kỳ, và Italia... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 107 triệu USD, giảm 43,83% so với tháng trước đó và giảm 16,01% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này 10 tháng đầu năm 2014 lên hơn 1 tỉ USD, chiếm 39,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 19,73% so với cùng kỳ năm trước – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 10 là 30 triệu USD, tăng đột biến 672,76% so với tháng 9/2014 và tăng 38,81% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này 213 triệu USD, giảm 4,59% so với cùng kỳ năm trước.

 

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2014 do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.

 

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 10/2014 là Hoa Kỳ với trị giá 23 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng trước đó và tăng 21,79% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu lên 332,9 triệu USD, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Trung Quốc, Italia, Ấn Độ và Thái Lan với kim ngạch đạt lần lượt trong 9 tháng đầu năm là 238 triệu USD; 185 triệu USD; 113 triệu USD; và 85,9 triệu USD …

 

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2014:

 

Theo VINANET

Trở lại      In      Số lần xem: 1173

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD