Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  33457568
Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 7/2013 và dự báo
Thứ hai, 21-10-2013 | 23:11:43

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

 

1. Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 7/2013:

 

Giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới trong tháng 7/2013 tiếp tục giảm – tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay - do giá nguyên liệu dùng để chế biến TĂCN đồng loạt giảm mạnh trừ mặt hàng đậu tương.

 

Giá đậu tương trong phiên giao dịch 19/7/2013 đạt 578,4 USD/tấn, tăng nhẹ 2,7% so với đầu tháng và tăng 3,3% so với tháng 6/2013 bởi hoạt động mua bù thiếu của nước tiêu thụ đậu tương hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh do sản lượng của nước này suy giảm và mở rộng đàn gia súc.

 

 

Trái với xu hướng tăng nhẹ của giá đậu tương trong tháng 7/2013, giá ngô giảm mạnh,  từ mức 297,06 USD/tấn đạt được hồi tháng 6/2013, giảm 28,3% xuống còn 213 USD/tấn, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2/2013, do thời tiết ấm và độ ẩm đất tăng, thúc đẩy triển vọng năng suất cây trồng tại Mỹ - nước sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới.

 

 

Trong tháng 7/2013, giá lúa mì giảm 9% so với tháng trước đó và giảm 25% so với cùng tháng năm ngoái xuống còn 242,8 USD/tấn trong phiên giao dịch hôm 19/7  - mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay - do dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2013/14 sẽ vượt 40,22 triệu tấn so với niên vụ trước và cung vượt cầu khoảng 1,38 triệu tấn.

 

 

Cùng với xu hướng giảm của ngô và lúa mì thì giá bột cá trong tháng 7/2013 cũng tiếp tục giảm, từ mức 1.802 USD/tấn đạt được hồi tháng 6/2013, giảm  1,2% xuống còn 1.780 USD/tấn, nhưng lại tăng 2,6% so với cùng tháng năm ngoái – tháng thứ 7 liên tiếp kể từ đầu năm đến nay – do triển vọng nguồn cung toàn cầu cải thiện.

 

 

2. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu tháng 8/2013:

 

Ngô:

 

Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013/14 tăng mạnh đạt 962,58 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết ở nước trồng lớn được cải thiện. Dự trữ ngô cuối kỳ của thế giới đạt 151,83 triệu tấn, tăng 27,52 triệu tấn so với đầu kỳ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận lợi đã hậu thuẫn khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 29,98 triệu tấn lên 49,52 triệu tấn. Tiếp theo đó là Brazil tăng 0,8 triệu tấn, lên 13,31 triệu tấn; Argentina tăng 0,21 triệu tấn, lên 1,11 triệu tấn. Quốc gia có lượng giảm không đáng kể chủ yếu là những nước nhập khẩu như Trung Quốc, Ai Cập, các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc. Tuy nhiên, FSU-12 lại trái ngược hoàn toàn với xu hướng này, niên vụ 2013/14 nguồn dự trữ cuối kỳ của nước này dự kiến đạt 2,77 triệu tấn, tăng 1,03 triệu tấn so với đầu kỳ.

 

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo niên vụ 2013/14 sản lượng ngô Mỹ sẽ đạt 355,74 triệu tấn, trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này còn dư thừa khoảng 62,36 triệu tấn. FSU-12 giữ  vị trí thứ hai với lượng dư thừa 20,07 triệu tấn, tiếp đến là Argentina với lượng dư thừa 18,7 triệu tấn và Brazil với lượng dư thừa là 18 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa 17,4 triệu tấn. Canada tụt xuống vị trí thứ 6 với lượng dư thừa là 1 triệu tấn.  Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, Nhật Bản là quốc gia có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với 15,5 triệu tấn cho niên vụ 2013/14, tiếp đến là Trung Quốc với 12 triệu tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 7,9 triệu tấn, Mexico với 6 triệu tấn, Ai Cập với 5,3 triệu tấn, EU-27 với 3,92 triệu tấn; … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

 

Dự báo cung cầu ngô thế giới tháng 8/2013 (triệu tấn)

 

 

2013/14

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối vụ

Sản lượng

Nhập khẩu

Ngành TACN

Nội địa

Xuất khẩu

Thế giới

124,31

962,58

98,98

558,4

935,06

105,12

151,83

Mỹ

19,54

355,74

0,64

132,09

293,38

33,02

49,52

Các nước còn lại

104,77

606,84

98,35

426,31

641,67

72,1

102,32

Nước XK chủ yếu

16,61

112

0,84

56,4

73,3

38,5

17,65

Argentina

0,9

27

0,01

5,3

8,3

18,5

1,11

Brazil

12,51

72

0,8

46

54

18

13,31

 Nam Phi

3,2

13

0,03

5,1

11

2

3,23

Nước NK chủ yếu

11,81

119,01

54,38

119,9

170,13

2,9

12,18

Ai Cập

1,31

5,6

4,9

8,9

10,9

0,01

0,9

EU-27 

4,46

63,88

7

51

67,8

2,5

5,03

Nhật Bản

0,61

0

15,5

11

15,5

0

0,61

Mexico

1,42

23

6,5

12,5

29

0,15

1,77

Đông Nam á

2,15

26,4

7,98

26,2

34,3

0,24

1,99

Hàn Quốc

1,47

0,08

8,2

6,2

8,3

0

1,45

Nước khác

 

 

 

 

 

 

 

 Canada

1,43

13,8

0,5

7,1

12,8

1

1,93

Trung Quốc

60,89

212

7

156

224

0,05

55,84

 FSU-12

1,74

39,76

0,29

16,72

19,69

19,34

2,77

 Ukraine

0,82

26

0,05

7

8,6

16,5

1,77

Nguồn: USDA

 

Đậu tương:

 

Dự báo cung cầu đậu tương thế giới tháng 8/2013 (triệu tấn)

 

2013/2014

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

Dự trữ CK

SL

NK

Nghiền ép

Nội địa

XK

Thế giới

61,21

285,3

104,34

239,18

270,15

107,02

73,69

Mỹ

3,39

92,26

0,41

46,13

49,38

39,46

7,22

Các nước khác

57,82

193,04

103,93

193,05

220,77

67,56

66,47

Nước XK chính

43,86

151,02

0,07

78,33

83,49

61,54

49,92

Argentina

24,95

54,5

0

38

39,68

12

27,77

 Brazil

18,6

85

0,05

37

40,3

41,5

21,85

Paraguay

0,25

8,4

0,02

3,3

3,43

5

0,24

Nước NK chính

12,26

14,5

93,62

88,66

105,68

0,38

14,32

Trung Quốc

11,39

12

69

67,35

78,63

0,3

13,46

 EU-27

0,42

1

12,1

12,1

13,02

0,05

0,45

Nhật Bản

0,16

0,21

2,76

1,95

3

0

0,13

 Mexico

0,05

0,28

3,55

3,8

3,84

0

0,04

Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 285,3 triệu tấn, tăng 16,19 triệu tấn so với niên vụ trước do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 270,15 triệu tấn, lượng đậu tương thế giới dư thừa khoảng 15,15triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 44,7 triệu tấn, điều đặc biệt là trong niên vụ này USDA dự kiến Mỹ sẽ vẫn giành vị trí  hàng đầu là nước có sản lượng đậu tương lớn nhất thế giới do thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng đậu tương, tiếp theo là Mỹ với lượng dư thừa là 42,88 triệu tấn, Argentina với 14,82 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2013/14 những quốc gia có lượng thiếu hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 66,63 triệu tấn, tăng 3,4 triệu tấn so với niên vụ trước do nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng mạnh;  thứ hai là EU-27 với 12,02 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,56 triệu tấn và sau cùng là Nhật Bản với 2,79 triệu tấn, tăng 0,07 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp hơn 6 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp hơn 13 lần, Mexico gấp hơn 13 lần và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 69 triệu tấn, EU-27 là 12,1 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,55 triệu tấn, Nhật Bản là 2,76 triệu tấn.

 

Lúa mì

 

Dự báo cung cầu lúa mì thế giới tháng 8/2013 (triệu tấn)

2013/14

Dự trữ đầu kỳ

Cung

Tiêu thụ

 

Dự trữ cuối kỳ

SL

NK

Ngành TACN

Nội địa

XK

Thế giới

179,87

695,86

140,83

133,99

694,48

144,12

181,25

Mỹ

20,29

56,61

3,54

7,89

35,98

26,54

17,93

Các nước khác

159,57

639,24

137,3

126,1

658,5

117,58

163,32

Nước XK chính

18,42

203,94

6,62

61,3

145,55

61,5

21,92

Argentina

0,77

13

0,01

0,1

6,05

7

0,72

Australia

3,42

24,5

0,12

3,7

7,05

17

3,99

 Canada

4,91

29

0,49

4,5

9,7

19

5,7

EU-27

9,32

137,44

6

53

122,75

18,5

11,52

Nước NK chủ yếu

88,89

194,64

75,14

30,61

260,72

6,25

91,69

 Brazil

0,93

5

7,5

0,4

11,2

1

1,23

 Trung Quốc

58,75

121

3,5

20

120,5

1

61,75

Trung Đông

9,54

19,99

16,84

3,58

35,14

1,04

10,19

Bắc Phi

10,91

20,41

20,6

2,28

41,26

0,58

10,08

Pakistan

3,56

24

0,2

0,4

23,5

0,8

3,46

Đông Nam Á

3,49

0

16,6

3,16

16,12

0,74

3,23

Các nước khác

 

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ

24,2

92

0,01

3,5

88,01

8

20,2

FSU-12

14,36

102,59

6,76

23,8

74,81

33,2

15,7

Nga

5,42

54

0,5

14,5

36,5

17

6,42

Kazakhstan

2,93

15

0,01

2,4

7,2

7,5

3,24

 Ukraine

2,22

19,5

0,1

3,5

11,5

8

2,32

Nguồn: USDA

 

Dự báo, tổng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2013/14 sẽ đạt 695,86 triệu tấn, giảm 5,24 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 6 nhưng tăng 40,22 triệu tấn so với niên vụ trước do sản lượng lúa mì ở các nước xuất khẩu chính dự báo đều tăng. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 694,58 triệu tấn, lượng lúa mì thế giới dư thừa khoảng 1,38 triệu tấn, lần đầu tiên sau 2 năm lượng lúa mì thế giới dư thừa. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là FSU với 27,78 triệu tấn, thứ hai là Mỹ với 20,63 triệu tấn, thứ ba là Canada với 19,3 triệu tấn, thứ tư là Nga với 17,5 triệu tấn, tiếp theo là Australia với 17,45 triệu tấn, EU-27 với 14,69 triệu tấn, sau cùng là Argentina với 6,95 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu  trên toàn cầu.

 

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là  Bắc Phi với 20,85 triệu tấn, thứ hai là các quốc gia Đông Nam Á với 16,12 triệu tấn, phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, tiếp theo là Trung Đông với 15,15 triệu tấn và sau cùng là Brazil với 6,2 triệu tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2013/14, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 20,6 triệu tấn; 16,6 triệu tấn; 16,84 triệu tấn và 5 triệu tấn.

 

Bột cá:

 

Xuất khẩu bột cá Peru năm 2013 dự kiến đạt 980.000 tấn. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu đối với bột cá của Peru chiếm 50% thị phần trong năm 2012. Các thị trường chủ yếu khác là Đức (14%) và Nhật Bản (9%).

 

II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC         

 

1. Biến động giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 7/2013.

 

Ngược với xu hướng biến động giá thế giới, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam trong tháng 7/2013 tăng nhẹ so với hồi tháng 6/2013 do chi phí vận chuyển tăng. Hiện tại, giá ngô dao động ở mức 7.000 -7.400 đ/kg, tăng 200 đ/kg so với tháng 6/2013; giá cám gạo ở mức 5.700-6.200 đ/kg, tăng 200 đ/kg so với các tháng từ đầu năm đến nay, giá khô đậu tương ở mức cao 13.500-15.500 đ/kg và giá bột cá cũng tăng nhẹ so với hồi đầu tháng 6.

 

Giá bán thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam hiện đang cao hơn các nước trong khu vực từ 15-20% và lợi nhuận thu về từ 3-7%. Đây là mức lợi quá cao so với các nước trên thế giới, vốn chỉ từ 1%-1,5%. Sở dĩ giá TACN trong nước cao hơn các nước trong khu vực là do có quá nhiều chi phí, như phí vận chuyển đến Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Các chi phí kiểm nghiệm không chỉ mất nhiều thời gian mà còn bị rủi ro phải tái xuất lô hàng, nếu không đạt tiêu chuẩn. Nhiều khoản thuế, kể cả thuế giá trị gia tăng mà nhiều nước trên thế giới không áp dụng cho ngành nông nghiệp, chăn nuôi.

 

2. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:

 

Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013

 

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 6 đạt 287 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng trước đó và tăng 14,63% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi gần 1,5 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 40,14% so với cùng kỳ năm trước.

 

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ các thị trường chính đều tăng mạnh về kim ngạch. Một số thị trường có kim ngạch tăng mạnh là: Canada đạt 6,6 triệu USD, tăng 1.602,56% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Ôxtrâylia với 16 triệu USD, tăng 245,41% so với cùng kỳ, tiếp theo đó là Thái Lan với 87,6 triệu tấn, tăng 133,18% so với cùng kỳ; sau cùng là Philippine với 21,5 triệu USD, tăng 130,67% so với cùng kỳ.

 

Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu chính cho Việt Nam trong tháng 6/2013 là Achentina, Brazil và Hoa Kỳ... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 115,6 triệu USD, tăng 28,34% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 1,78% so với tháng trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này 6 tháng đầu năm 2013 lên 351,9 triệu USD, chiếm 23,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm trước – dẫn đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Sự tăng mạnh về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina trong 6 tháng đầu năm 2013 do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào.

 

Kế đến là thị trường Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 6 là 9,8 triệu USD, giảm 19,97% so với tháng 5/2013 nhưng tăng 13,92% so với cùng tháng năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này là 247 triệu USD, tăng 36,08% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2013 là Hoa Kỳ với trị giá 228,7 triệu USD, tăng 76,84% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Italia, Brazil, Thái Lan và Trung Quốc  với kim ngạch đạt lần lượt trong 6 tháng đầu năm là 110,8 triệu USD; 105,5 triệu USD; 87,5 triệu USD và 76,5 triệu USD…

 

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1679

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD