Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  35380799
Thị trường xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2013
Thứ năm, 29-08-2013 | 10:15:06

Tháng 7/2013 lượng gạo xuất khẩu tăng nhẹ 1,05% so với tháng 6, nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm 0,81%. Tính chung cả 7 tháng đầu năm xuất khẩu gạo vẫn sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,23 triệu tấn, tương đương 1,86 tỷ USD (giảm 10,56% về lượng và giảm 13,47% về kim ngạch so với cùng kỳ).

 

Từ giữa tháng 7 đến nay, giá chào bán gạo Việt Nam đã tăng thêm khoảng 10 USD/tấn, lên mức 410 – 415 USD/tấn. Giá xuất khẩu trung bình của gạo Việt Nam trong tháng 7/2013 đạt 413USD/tấn, tăng so với mức 410USD/tấn hồi tháng 6. Trong tháng 7, loại gạo xuất khẩu nhiều nhất là gạo 2-10% tấm, đạt 261.927 tấn, chiếm 45,44% tổng lượng xuất khẩu trong tháng.

 

Các loại gạo có tỷ trọng lớn tiếp theo trong đợt giao hàng của tháng 7 là gạo 25-35% tấm, đạt 112.375 tấn, chiếm 19,5% tổng khối lượng xuất khẩu, gạo 15-20% tấm, đạt 79.122 tấn, chiếm 13,73%, và gạo thơm các loại, đạt 73.375 tấn, chiếm 12,73%.

 

Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 7, chiếm 52,36% tổng lượng gạo xuất khẩu, tiếp đến là Châu Phi, chiếm 41,82%. Xuất khẩu gạo sang Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc và Trung Đông chỉ chiếm từ 1-2%.

 

Tính chung cả 7 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng lần lượt 9,59% và 6,84% so cùng kỳ (đạt 1,47 triệu tấn, tương đương 609,13 triệu USD). Thị trường lớn thứ 2 là Philippines 141,92 triệu USD, Bờ biển Ngà 131,45 triệu USD, Malaysia 125,56 triệu USD, Singapore 101,15triệu USD.

 

Kim ngạch xuất khẩu sang Singapore, Bờ biển Ngà, Angola và Hồng Kông cũng tăng tương ứng 47,2% , 27,54%, 12,43%, và 12,38%. Bên cạnh đó, một số thị trường tăng rất mạnh trên 100% về kim ngạch so với cùng kỳ như: Nga tăng 720,53%, Chi Lê tăng 317,63%, Hà Lan tăng 362,13%, U.A.E tăng 102,53%, Ucrraina tăng 123,29%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 211,13%, Ba Lan tăng 128,24%.

 

Xuất khẩu gạo sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2013

 

Thị trường

T7/2013

7T/2013

T7/2013 so với T6/2013

7T/2013 so với cùng kỳ

Lượng

(tấn)

Trị giá(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá(USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Tổng cộng

650.011

274.884.662

4.232.338

1.856.659.413

+1,05

-0,81

-10,56

-13,47

Trung Quốc

178.734

73.096.158

1.471.619

609.132.842

+9,97

+11,66

+9,59

+6,84

Philippines

26.435

10.408.492

320.226

141.916.617

-67,85

-71,98

-59,35

-58,19

Bờ biển Ngà

107.016

42.418.868

317.673

131.448.836

+15,59

+10,21

+31,47

+27,54

Malaysia

43.391

22.168.033

238.676

125.563.518

+23,75

+21,09

-40,31

-40,96

Singapore

57.415

24.042.440

226.358

101.150.153

+152,20

+132,41

+62,79

+47,20

Gana

51.617

22.603.585

214.019

99.270.912

-16,28

-19,18

+28,35

+26,53

Hồng Kông

13.955

8.132.380

118.604

66.092.564

+3,92

+1,07

+17,27

+12,38

Indonesia

4.044

2.425.680

83.035

47.831.577

-13,92

+24,52

-73,89

-71,75

Angola

1.548

695.373

95.735

38.947.205

-85,42

-83,30

+23,10

+12,43

Angieri

13.004

5.073.880

67.793

28.608.707

+60,25

+55,83

+18,40

+8,87

Nga

9.356

4.395.394

49.186

22.393.478

-20,05

-14,74

+763,82

+720,53

Đông Timo

12.248

4.574.320

52.195

19.995.773

+279,78

+269,92

+87,72

+69,34

Đài Loan

6.435

3.355.005

37.943

18.629.665

+129,99

+130,32

-52,29

-48,75

Hoa Kỳ

3.529

1.857.964

33.536

17.669.185

-8,81

-11,87

-32,91

-14,05

Senegal

4.148

1.613.990

41.282

15.431.092

+729,60

+597,19

-76,72

-75,70

Nam Phi

5.710

2.546.384

24.681

11.159.833

+4,77

+4,63

+14,38

+6,55

Bỉ

1.005

522.218

22.531

8.542.496

-66,53

-59,47

-2,29

-8,52

Chi Lê

3.850

1.551.350

18.607

7.607.923

-19,24

-17,51

+373,70

+317,63

Hà Lan

2.002

938.864

15.646

6.767.715

-18,82

-12,25

+534,47

+362,13

Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất

2.548

1.369.815

9.113

5.694.188

+89,72

+64,74

+97,12

+102,53

Ucraina

1.920

836.565

10.652

4.550.600

-32,35

-29,30

+161,33

+123,29

Brunei

1.100

645.810

8.000

4.350.960

-20,29

-8,89

-3,98

-8,83

Australia

638

410.149

3.988

2.645.654

-27,50

-28,03

+41,32

+27,87

Thổ Nhĩ Kỳ

523

239.085

4.536

2.134.610

-9,04

-18,31

+183,50

+211,13

Ba Lan

0

0

2.640

1.103.680

*

*

+227,95

+128,24

Pháp

279

149.080

1.813

1.025.361

-18,42

-18,23

+78,09

+43,20

Tây BanNha

317

142.466

1.593

702.375

-56,15

-52,41

+32,20

+3,73

Italia

0

0

1.010

478.463

*

*

+9,19

-5,25

 

Cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng gay gắt khi có thêm một số đối thủ mới nhưng rất có tiềm năng như Myanmar, Campuchia… Trong 7 tháng đầu năm 2013, Campuchia đã xuất khẩu được 207.370 tấn gạo, tăng 110% so với cùng kỳ 2012. Riêng tháng 7/2013, Campuchia xuất khẩu 31.411 tấn gạo, chủ yếu là gạo thơm và gạo trắng hạt dài.

 

Ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch VFA cũng thừa nhận rằng, dù lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng Campuchia dự báo sẽ là đối thủ đáng gờm của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, Campuchia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển lúa. Chính phủ nước này cũng đã bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo. Hiện tại, thị trường chủ yếu của gạo Campuchia vẫn là các quốc gia châu Âu, Thái Lan và Trung Quốc. Riêng tại các nước Liên minh châu Âu (EU), do là một quốc gia kém phát triển nhất nên Campuchia còn được miễn thuế xuất khẩu gạo vào thị trường này.

 

Thời gian qua, Thái Lan đã giảm giá bán một lượng lớn gạo phẩm cấp cao, còn 440USD/tấn. Với giá này, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh để có mức lãi tương đối so với giá gạo nguyên liệu mua vào. Chưa kể sắp tới, nhiều nước nhập khẩu gạo sẽ vào vụ thu hoạch ở nước họ, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1487

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD