Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33318100

Thứ năm, 27-03-2014 | 08:16:46

Bọ xít nâu (Halyomorpha halys) là một loài gây hại quan trọng của các loại rau quả. Để chống lại chúng, một số nhà vườn đã sử dụng bẫy pheromone – loại bẫy được thiết kế để thu hút, bẫy, và tiêu diệt bọ xít. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây từ các nhà côn trùng học tại trường Đại học Maryland cho thấy rằng những cái bẫy này có thể làm tăng thiệt hại mà bọ xít gây ra cho cây cà chua. Nghiên cứu này sẽ được đăng tải trên tạp chí Environmental Entomology, số ra tháng 4/2014.

Thứ năm, 27-03-2014 | 08:18:31

Tình trạng đầu hạt bợt, teo lại gây trở ngại cho người nông dân trồng lúa mì và lúa mạch - đó là những dấu hiệu của bệnh tàn rụi do nấm Fusarium gây ra. Bệnh do nấm gây ra này thường được gọi là bệnh nấm vảy, không chỉ làm giảm đáng kể sản lượng mà còn sản sinh ra các độc tố khiến cho các hạt ngũ cốc này trở nên nguy hiểm đối với con người và động vật.

Thứ tư, 26-03-2014 | 08:13:14

Trồng cây che phủ đất trong luân canh giữa các cây trồng thu hoa lợi – được công nhận trên diện rộng - là có lợi về mặt sinh thái, thậm chí còn có giá trị hơn so với suy nghĩ trước đây, theo một nhóm các chuyên gia nông nghiệp, nghiên cứu côn trùng, nhà sinh thái học nông nghiệp, nhà làm vườn và sinh địa hóa học từ Khoa Khoa học Nông nghiệp của trường Penn State.

Thứ ba, 25-03-2014 | 09:15:15

Những năm gần đây, các nhà khoa học Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (KHKTNLNMNPB) đã chọn tạo thành công nhiều giống chè năng suất, chất lượng và có khả năng chịu hạn tốt bằng công nghệ chỉ thị phân tử (CTPT). Việc chọn tạo giống chè bằng công nghệ mới này đã mở ra một hướng đi mới, rút ngắn thời gian nghiên cứu, chọn tạo từ vài chục năm/giống xuống còn một đến hai năm/giống.

Thứ ba, 25-03-2014 | 09:14:28

Theo một nghiên cứu mới đăng tải trong tạp chí PLOS ONE, những cây còn sống sót sau khi chặt phá rừng có một tác động rõ rệt đối với thành phần đa dạng sinh học địa phương ở các khu rừng tái sinh thứ cấp. Các nhà nghiên cứu làm việc ở bán đảo Osa, Costa Rica đã phát hiện thấy những cây còn sống có thể tác động đến kết cấu của loài trong các khu rừng tái sinh cho đến 20 năm sau khi bị chặt.

Thứ hai, 24-03-2014 | 08:02:53

Nông dân ở châu Phi có thể tăng sản lượng lương thực nếu họ tránh sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thực hành thâm canh nông nghiệp, sử dụng các phương pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn nguồn lực như phương pháp nông lâm kết hợp.Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF), sản xuất nông nghiệp ở châu Phi đang bị cản trở nghiêm trọng bởi sự xuống cấp của đất trồng trọt, nước và các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

 

Thứ hai, 24-03-2014 | 08:02:17

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, một kỹ thuật mới để chống lại các loài côn trùng gây hại cây trồng có thể có ảnh hưởng khác nhau đến quần thể côn trùng khác nhau. Họ đã phân tích cơ chế can thiệp RNA (RNAi) - một phương pháp sử dụng vật liệu di truyền để "bất hoạt" các gien cụ thể - trong trường hợp này các gien được biết mang lại cho côn trùng gây hại một lợi thế. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bọ cánh cứng hại rễ ngô (western corn rootworm beetles) kháng luân canh cây trồng là trong một số trường hợp ít bị can thiệp RNA gây tổn hại.

 

Thứ hai, 24-03-2014 | 08:00:53

Làm thế nào để cộng đồng có thể né tránh thiên tai trong tương lai trước khi chúng xảy ra? Các nhà nghiên cứu hiện đang dùng một phương pháp độc đáo để giải quyết vấn đề này và nhận được sự hưởng ứng cũng như hỗ trợ từ các tổ chức liên quan trong cộng đồng. Daniel Murphy, phó giáo sư về nhân chủng học tại trường đại học Cincinnati, sẽ trình bày các phát hiện vào ngày 20 tháng 3, tại cuộc họp thường niên lần thứ 74 của Hiệp hội Nhân Chủng học Ứng dụng (SFAA) ở Albuquerque, New Mexico.

Chủ nhật, 23-03-2014 | 06:15:37

Thương mại lương thực toàn cầu giúp tiết kiệm lượng nước ngọt trị giá tới 2,4 tỷ đô la Mỹ và đã có một tác động lớn đến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới do Viện Nghiên cứu Tác động khí hậu Potsdam thực hiện. Việc buôn bán lương thực thực phẩm liên quan đến lượng nước được sử dụng cho sản xuất, và lượng nước này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu trong khu vực sản xuất, ví dụ Ma-rốc cần 2.700 lít nước để sản xuất 1 kg ngũ cốc, trong khi Đức chỉ sử dụng hết 520 lít.

Thứ sáu, 21-03-2014 | 16:30:56

Chuồn chuồn cỏ là một họ trong bộ Cánh gân Chrysopidae, Có từ 1.300-2.000 loài, rất phổ biến ở Bắc Mỹchâu Âu. Đối với nhiều người ở phương Tây, chúng được gọi là "lacewing" (cánh ren hay cánh viền). Trong tiếng Việt, họ này còn được gọi là chuồn chuồn cỏ (tiếng Trung 草蛉 thảo linh) hay còn gọi là bọ mắt vàng. Các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu ảnh hưởng của giống lúa biến đổi gen Bt kháng sâu hại nhờ thể hiện của Cry1C protein trên con green lacewing (Chrysoperla sinica) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy ấu trùng của chuồn chuồn cỏ khi được cho ăn bằng protein Cry1C thuần khiết ở một kịch bản xấu nhất,

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD