Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  39
 Số lượt truy cập :  34073627

Thứ sáu, 13-12-2013 | 08:03:58

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thị Oanh Yến (Viện Cây ăn quả miền Nam), Ngô Văn Bình (Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), Lui Lin-Wang và Andrew Allan (Viện Nghiên cứu Cây trồng và Cây lương thực New Zealand)thực hiện nhằm xác định các gien có ảnh hưởng quan trọng đến màu sắc thịt và vỏ quả, làm cơ sở cho chọn tạo giống thanh long có hàm lượng betalin cao.

Thứ năm, 12-12-2013 | 11:48:09

Một nghiên cứu hợp tác được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lan Châu, Viện Genomics Bắc Kinh (BGI) và các viện đối tác khác đã giải trình tự toàn bộ hệ gen của cây dương sa mạc, euphratica Populus. Trình tự của bộ gen cung cấp những hiểu biết mới về cơ sở di truyền của cây thích ứng với áp lực về độ mặn và tạo điều kiện biến đổi gen của cây dương trồng ở các khu vực nhiễm mặn.

Thứ năm, 12-12-2013 | 10:00:13

Cây cà chua có nguồn gốc từ Châu Mỹ và phổ biến ra toàn thế giới từ sau thế kỉ 16, Với khả năng thích ứng cao cà chua gần như được trồng ở mọi nơi trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu do nhóm các tác giả Bùi Cách Tuyến (Bộ Tài nguyên  và Môi trường ), Nguyễn Xuân Tuấn và các cộng sự (Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, ĐH Nông Lâm TP. HCM) cùng thực hiện, với mục đích nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau để cải thiện năng suất, tăng sản lượng và tính chống chịu trên cây cà chua.

Thứ năm, 12-12-2013 | 10:02:25

Kỹ thuật OPU đã thực hiện thành công trên bò ở các giai đoạn sinh lý khác nhau: bò tơ trước khi thành thục (Brogliatti và ctv, 1996), bò đang mang thai (Meintjes và ctv, 1995), giai đoạn sớm sau khi sinh hay giai đoạn đã động dục sau khi sinh (Yoshihiko và ctv, 2004).

Thứ năm, 12-12-2013 | 10:03:23

Các bác sĩ Nga đã tìm cách cứu sống những người mắc chứng nan y gần như hoàn toàn vô vọng. Tại Ugra - một thị trấn nhỏ ở Tây Siberia – các bác sĩ địa phương điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc. Hiện có khả năng phát triển các tế bào khác từ tế bào gốc thực sự kỳ diệu. Ví dụ, có thể làm tế bào gan, xương hoặc máu.

Thứ tư, 11-12-2013 | 16:00:32

Bệnh đốm lá trên nhóm rau họ thập tự với triệu chứng bệnh điển hình là đốm xanh giot dầu, sũng nước, hơi lõm so với bề mặt lá do vi khuẩn Xanhthomonas sp. gây ra. Bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể, đặt biệt trong giai đọan mùa mưa.

Thứ tư, 11-12-2013 | 08:07:36

Lần đầu tiên, thông tin di truyền được sao chép bên trong một tế bào đơn giản được thiết kế để mô phỏng sự sống cơn bản. Cho tới nay, việc sao chép này có tác dụng phụ không hay đó là làm hủy hoại tế bào nhưng các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng tế bào này có thể được ổn định bằng cách bổ sung một ít citrat. Chất này được tổng hợp từ axit citric, một hóa chất có trong chanh và cam.

Thứ tư, 11-12-2013 | 08:09:30
Từ lâu người ta đã biết các đặc điểm của nhiều loài thực vật với phạm vi rộng có thể khác nhau về mặt địa lý, tùy thuộc vào sự khác biệt về khí hậu. Nhưng những thay đổi về áp lực chăn thả gia súc và thụ phấn cũng có thể ảnh hưởng đến thành phần di truyền của các quần thể thực vật tự nhiên. Kết quả nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tại Đại học Uppsala và Đại học Stockholm trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, PNAS.
Thứ ba, 10-12-2013 | 08:16:17

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng virus đã sử dụng rệp aphid - một loại rệp hút nhựa cây để làm lây lan virus bằng cách buộc những con rệp này tránh những cây đã bị nhiễm bệnh và tìm kiếm các cây khỏe mạnh. Tuy nhiên, phát hiện này lại mở ra một cách mới để bảo vệ cây trồng từ côn trùng và virus. Khoảng năm năm trước đây, tiến sĩ John Carr và đồng nghiệp tại trường Đại học Cambridge nhận thấy rằng một có số rệp đậu trên cây bị nhiễm virus thì bị chết. Từ quan sát này, họ đã tìm thấy rằng virus đục dưa chuột (CMV) đã thay đổi đặc điểm sinh hóa của thực vật bị nhiễm bệnh bằng cách tạo ra mùi và vị khó chịu với các con rệp.

Thứ ba, 10-12-2013 | 08:14:17

Để dệt hầu hết các loại vải, người ta nhuộm màu sợi tơ. Tuy nhiên, quá trình nhuộm làm cho nước thải chứa đầy các chất độc hại. Hiện nay, các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm hóa học quốc gia ở Ấn Độ đang phát triển một biện pháp thay thế, đó là cho tằm ăn thuốc nhuộm, do đó, tằm nhả ra sợi tơ đã nhuộm màu.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD