Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  77
 Số lượt truy cập :  34092323
Tuần tin lúa gạo và cao su từ 24-28/04/2017
Thứ bảy, 13-05-2017 | 06:00:41

Thị trường thế giới: Tuần qua, giá gạo tại Ấn Độ tiếp tục tăng do đồng rupee tăng giá, trong khi thị trường gạo Thái Lan và Việt nam vẫn trầm lắng.


Tại Ấn Độ, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giá gạo đồ 5% tấm tăng them 3 USD lên mức 387 – 392 USD/tấn. Giá gạo tăng Ấn Độ tăng do đồng rupee tăng giá và giá lúa tăng trên thị trường nội địa. Tính đến nay, rupee Ấn Độ đã tăng 6% trong năm 2017 và đang giao dịch ở mức cao nhất trong 21 tháng, khiến doanh thu các nhà xuất khẩu giảm sút. Rupee tăng giá cũng đẩy giá gạo tính theo đô la Mỹ tăng khiến gạo Ấn Độ kém cạnh tranh hơn.


Tại Thái Lan, gạo tiêu chuẩn 5% tấm tuần qua ổn định ở mức 360 – 375 USD/tấn, FOB Băng Cốc trong không khí giao dịch trầm lắng. Chính phủ nước này sẽ tổ chức đấu thầu bán 1,03 triệu tấn gạo đã thối hỏng và gạo kém chất lượng từ kho dự trữ vào ngày 28/4.
 

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm tuần qua giảm nhẹ xuống mức 350 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với 350 – 355 USD/tấn tuần trước do nhu cầu tiêu thụ yếu.

 

Thái Lan và Việt Nam là hai nhà xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba thế giới.

 

 

Thị trường trong nước: Giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuần qua biến động trái chiều, tăng giảm không đồng nhất tùy từng địa phương. Không khí giao dịch vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc do thiếu vắng nhu cầu nhập khẩu mới.
 

Phần lớn diện tích lúa Đông Xuân tại ĐBSCL đã được thu hoạch và nông dân đã bán lúa nên lượng lúa trong dân không còn nhiều. Tuy nhiên, giá lúa gạo tại ĐBSCL giảm do gần đây giá gạo xuất khẩu giảm và hoạt động thu mua của nhiều doanh nghiệp giảm so với trước, khi nhiều doanh nghiệp đã thu mua đủ lượng hàng cho các đơn hàng đã ký.

 

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tuần qua cụ thể như sau: tại An Giang, lúa IR50404 giảm 200 đ/kg, từ 4.600 đ/kg xuống 4.400 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 có giá 4.700 đ/kg, giảm 200 đ/kg so với 2 tuần trước, lúa khô ổn định ở mức 5.400 đ/kg. Tại Bạc Liêu, lúa chất lượng cao giống OM 5451 tăng 200 đ/kg, từ 5.000 – 5.200 đ/kg lên 5.200 – 5.400 đ/kg; giá thu mua lúa của Công ty Lương thực tăng 200 đ/kg, lên 5.600 đ/kg (lúa tươi) và 6.400 đ/kg (lúa khô); lúa OM 4900 lên mức 5.700 đ/kg (lúa tươi) và 6.500 đ/kg (lúa khô). Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.100 đ/kg; lúa OM 4218 ở mức 6.000 đ/kg; lúa OM 6976 ở mức 6.200 đ/kg; lúa Jasmine ở mức 6.200 đ/kg.

 

 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam và bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 26/4/2017 đến hết ngày 26/6/2017. Thời gian công bố tác phẩm đạt giải dự kiến vào tháng 9/2017. Nơi nhận các bài dự thi là Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Logo này sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện, định vị hình ảnh giá trị sản phẩm gạo Việt Nam; bên cạnh đó là nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với sản phẩm gạo Việt Nam. Qua đó, giúp gạo Việt Nam phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có nhiều cuộc hội thảo liên quan đến việc xây dựng thương quốc gia gạo Việt Nam, trong đó có đề cập đến việc phát động cuộc thi thiết kế logo. Tuy nhiên, băn khoăn của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gạo là sau khi đã có logo thương hiệu gạo quốc gia thì việc sử dụng như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng sản phẩm gạo cấp cao, cấp thấp cũng được mang logo thương hiệu gạo.

 

Để giải quyết bài toán này, có ý kiến cho rằng, chỉ cho phép những doanh nghiệp có đầu tư vùng nguyên liệu để làm gạo thơm, gạo chất lượng cao, chứ không thể cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo dùng logo này. Nhiều khả năng, Bộ NN&PTNT và VFA sẽ chọn một số giống lúa thơm, chất lượng cao làm sản phẩm gạo quốc gia và chính những sản phẩm này mới được gắn logo thương hiệu gạo quốc gia. Hiện hai giống lúa Jasmine và Japonica được đề nghị chọn làm giống lúa cho thương hiệu gạo. Tuy nhiên, giữa các hội viên VFA cũng đang có những tranh luận và chưa đi đến kết luận cuối cùng là nên dùng giống lúa nào.

Cao Su

Thị trường thế giới: Giá cao su kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (TOCOM) tuần qua bật tăng mạnh trong 5 phiên liên tiếp do được hậu thuẫn bởi đồng Yên suy yếu trở lại so với đô la Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch 26/4, hợp đồng benchmark tháng 9/2017 đạt mức 221,1 yên/kg, tăng nhẹ 0,2 yên so với phiên trước (25/4) ở mức 220,9 yên/kg và tăng tới 18 yên so với giá đóng cửa phiên 20/4 ở mức 203,1 yên/kg.

 

Giá dầu hồi phục từ mức giảm ngày thứ tư (26/4), sau số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô giảm mạnh hơn so với dự kiến, điều này đã khuyến khích hoạt động mua vào, sau nhiều ngày bán ra, do lo ngại dư cung dầu thô toàn cầu kéo dài, bất chấp các nước sản xuất dầu mỏ cắt giảm sản lượng.

 

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này trong tháng 3/2017 tăng 26,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 307.784 tấn, với nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2017 tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 761.000 tấn.

 

 

Theo Ủy ban Quản lý Cao su Ấn Độ (RB), cùng với những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện sản xuất và năng suất gần đây, giá cao su phục hồi trong tháng 3/2017 đã thúc đẩy người dân Ấn Độ tăng cường lấy mủ, đẩy sản lượng tăng mạnh. Nhờ đó, sản lượng cao su thiên nhiên tháng 3/2017 của Ấn Độ tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm ngoái lên 55.000 tấn.

 

Kết quả là, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong năm tài chính 2016 – 2017 (kết thúc vào ngày 31/3/2017) tăng 23% so với năm ngoái lên 690.000 tấn. Con số này đã vượt kỳ vọng ban đầu của RB là 654.000 tấn.

 

Sản lượng nội địa tăng kéo theo nhập khẩu mặt hàng này giảm 9,5% trong cùng kỳ xuống còn 25.360 tấn. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Xuất khẩu cao su của Ấn Độ theo đó cũng tăng mạnh lên 20.010 tấn trong năm ngoái, từ mức 865 tấn của năm trước.

 

Những chương trình hỗ trợ của RB cũng giúp cải thiện đáng kể tình hình sản xuất và năng suất của ngành cao su Ấn Độ. Đặc biệt với chương trình “Tappers Bank”, RB đang nỗ lực đưa người dân đến những vùng đất hoang để canh tác sản xuất. Sau một thời gian thí điểm, hiện đã có 60 nhóm sản xuất cao su tham gia chương trình này. Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất, RB đang tìm cách đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su nội địa tăng lên khoảng 10.000 tấn.

 

Trong phiên họp mới đây, ba nước sản xuất cao su lớn, gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia, đều chung nhận định rằng, giá cao su sẽ tiếp tục tăng nhờ một số yếu tố cơ bản, như nguồn cung hạn hẹp tại Thái Lan. Tuy nhiên, giá cao su vẫn được dự báo sẽ diễn biến thất thường trong thời gian tới. Ba nước sẽ xem xét đến khả năng giảm xuất khẩu cao su để ổn định giá nếu cần thiết.
 

Thị trường trong nước: Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá mủ cao su trong nước biến động tăng trong tuần qua sau nhiều tuần im ắng, cùng với xu hướng tăng trên thị trường cao su thế giới. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su tăng 125 đ/kg, từ 12.875 đ/kg lên 13.000 đ/kg.

 

 

Trong tuần từ 13 – 20/4/2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái tương đối ổn định, với khối lượng đạt 23.000 tấn. Cao su tiểu điền của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng tỷ lệ đóng góp vào sản lượng cao su xuất khẩu từ 30 – 33% dù đang ở giai đoạn giáp vụ, việc khai thác mủ cũng khó khăn hơn. Trong quý 1/2017, sản phẩm sơ chế của cao su tiểu điền đưa vào xuất khẩu chủ yếu là cao su SVR 10, SVR 20 đóng bánh. Hiện nay, công nghệ chế biến đã được nâng cao và cải tiến nhiều nên đã có sản phẩm chất lượng cao, đạt thương hiệu mang tầm quốc gia và khu vực là SVR 3L xuất khẩu, không chỉ có uy tín đối với thị trường Trung Quốc mà còn cả với Đông Bắc Á, EU, Mỹ, Canada… Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp, chỉ mới 15% tổng số cao su tiểu điền tham gia xuất khẩu. Mục tiêu đến cuối năm 2017 sẽ nâng tỷ lệ này lên khoảng 30%.


Giá xuất khẩu cao su tuần này đạt 19.500 NDT/tấn đối với sản phẩm thương hiệu SVR 3L, các sản phẩm khác nhìn chung ổn định so với tuần trước.
 

N.L.A - Mard.

Trở lại      In      Số lần xem: 984

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD