Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33350523
Xuất khẩu nông sản giảm không chỉ vì tỷ giá
Thứ ba, 09-06-2015 | 08:16:32

Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu nông sản đầu năm 2015 đến nay đã có những ảnh hưởng nhất định tới cán cân thương mại của Việt Nam và các cân đối vĩ mô khác trong nền kinh tế.

 

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam cộng dồn năm tháng đầu năm 2015 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cả về giá trị lẫn khối lượng. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng chủ lực của Việt Nam là thủy sản, cà phê, và gạo trong năm tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 16,33%; 36,86% và 10,86%; lượng xuất khẩu gạo và cà phê giảm cũng tương ứng là 7,5% và 38,4%.

 

Nguyên nhân tỷ giá

Nguyên nhân nổi bật ảnh hưởng tới xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng được đề cập đến khá nhiều trong thời gian qua là tỷ giá. Theo báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), tiền đồng đang được định giá cao từ 7-11% so với kỳ gốc năm 2012. Cũng theo báo cáo này, với các kịch bản tiền đồng được giữ ở mức cao, nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cụ thể, nếu tiền đồng bị định giá cao 10% sẽ làm sản lượng ngành nông nghiệp giảm 2,63%, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giảm 9,04%, xuất khẩu các sản phẩm từ chế biến nông nghiệp giảm 9,97%. Các con số trên đều ở mức cao nhất hoặc nhóm tác động mạnh nhất so với các ngành khác.

 

Điều đáng nói là xu hướng xuất khẩu các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê và thủy sản đã chững lại trong những năm gần đây. Nếu như trong giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ba mặt hàng thủy sản, gạo và cà phê đều cao hơn đáng kể so với mức tăng trung bình trên thế giới thì trong giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trưởng của mặt hàng thủy sản và cà phê chỉ còn cao hơn chút ít so với tăng trưởng bình quân thế giới, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của mặt hàng gạo lại thấp hơn.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam giảm một phần là do tỷ giá nhưng đồng thời cũng bởi những điểm yếu trong xác định cơ cấu thị trường và duy trì lợi thế so sánh.

 

Có thể thấy xuất khẩu nông sản của Việt Nam từ năm 2013 đã chững lại, không chỉ đơn thuần do nguyên nhân tỷ giá. Phân tích mang tính minh họa đối với ba ngành hàng nông sản xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam là thủy sản, gạo và cà phê cho thấy mức độ đa dạng hóa kém mới là thủ phạm chính.

 

Mức độ đa dạng hóa và lợi thế cạnh tranh

Để đánh giá mức độ cạnh tranh của Việt Nam đối với ba mặt hàng trên, hãy xem xét các chỉ số về mức độ đa dạng hóa thị trường, mức độ đa dạng hóa sản phẩm và lợi thế so sánh.

 

Các chỉ số này càng gần 1 càng thể hiện cơ cấu thị trường tương đồng với cơ cấu thị trường của thế giới. Nhìn chung các chỉ số này của Việt Nam cùng các nước trong khu vực trong giai đoạn gần đây khá thấp.


Về chỉ số mức độ đa dạng hóa thị trường, đối với mặt hàng thủy sản và cà phê, mức độ đa dạng hóa thị trường của Việt Nam khá tương đồng với cơ cấu thị trường thế giới của các quốc gia cạnh tranh chính trong khu vực. Chỉ số của Việt Nam ở hai nhóm hàng này hoặc cao nhất, hoặc thấp hơn không đáng kể và ở mức xấp xỉ 0,5 trở lên.

 

Riêng đối với mặt hàng gạo, chỉ số đa dạng hóa thị trường của Việt Nam và các nước trong khu vực đều chưa tới mức trung bình 0,5. Mức độ đa dạng hóa thị trường gạo của Việt Nam kém nhiều nước trong giai đoạn 2005-2011 và chỉ được cải thiện trong năm 2012 và 2013. Nhưng dù được cải thiện, Việt Nam và các nước cạnh tranh trong khu vực vẫn sau Thái Lan tương đối xa (0,239 so với 0,364).

 

Mức độ đa dạng hóa sản phẩm ngành nông nghiệp của Việt Nam khá tương đồng với cơ cấu sản phẩm của thế giới và cao so với các nước trong khu vực, thể hiện ở các chỉ số đa dạng hóa sản phẩm cho thủy sản, gạo, và cà phê lần lượt là 0,87, 0,92 và 0,63. Chỉ số đa dạng hóa mặt hàng gạo của Việt Nam chỉ kém một chút so với Thái Lan (0,93), còn cà phê thì kém so với Trung Quốc (0,8). Điều này cho thấy mức độ đa dạng hóa sản phẩm của ba mặt hàng nông sản này chưa phải yếu tố đáng quan ngại.

 

Lợi thế so sánh của ba mặt hàng chủ lực của Việt Nam luôn khá cao so với các nước khác trong khu vực, tuy nhiên các chỉ số này đối với ngành thủy sản và gạo lại đang giảm dần. Có thể lý giải lợi thế so sánh của Việt Nam với các mặt hàng này giảm dần là do cơ cấu ngành đang chuyển dịch sang công nghiệp. Song, cần phải lưu ý rằng sự sụt giảm chỉ số lợi thế so sánh ở các mặt hàng này cao hơn đáng kể so với tốc độ chuyển dịch khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ trong thời gian vừa qua. Điều này có nghĩa là sụt giảm lợi thế so sánh không hẳn hoàn toàn là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

Như vậy, phân tích các xu hướng gần đây cho thấy xuất khẩu nông sản của Việt Nam giảm một phần là do tỷ giá nhưng đồng thời cũng bởi những điểm yếu trong xác định cơ cấu thị trường và duy trì lợi thế so sánh của Việt Nam. Điều này hàm ý rằng định hướng quan trọng nhất trong thời gian tới đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là cần xác định được những thị trường chiến lược và kết nối doanh nghiệp xuất khẩu với các thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã và đang ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn trên thế giới. Đáng lưu ý là các hiệp định này đều cắt giảm hàng rào thuế quan và trợ cấp nông nghiệp nên thời gian tới sẽ là cơ hội rất tốt cho Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và cải thiện lợi thế so sánh.

 

Trang Hạnh, Đinh Tuấn Minh - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 857

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD