Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33347929
Xuất khẩu rau quả sụt giảm 3 tháng liên tiếp
Thứ ba, 10-09-2019 | 15:52:50

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả giảm tháng thứ 3 liên tiếp, tháng 5 giảm 23,1%, tháng 6 giảm 21,8%, tháng 7 giảm 11,8%  so với tháng 6/2019, đạt 247,67 triệu USD.

 

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt 2,28 tỷ USD, giảm 1,9% so với 7 tháng đầu năm 2018.
 
Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, chiếm trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018; riêng tháng 7/2019 xuất sang thị trường này sụt giảm mạnh 19,9% so với tháng 6/2019 và giảm 43,6% so với tháng 7/2018.
 
Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, rau quả của Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường EU 87,21 triệu USD, chiếm 3,8%, tăng mạnh 34,4%; riêng tháng 7/2019 xuất sang EU tăng 9,2% so với tháng 6/2019 và tăng 35,9% so với cùng tháng năm 2018.
 
Xuất khẩu rau quả sang thị trường các nước Đông Nam Á đạt 82,79 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ; riêng tháng 7/2019 đạt 12,63 triệu USD, tăng 13,9% so với tháng 6/2019 và tăng 35,1% so với tháng 7/2018.
 
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 13,5%, đạt 83,99 triệu USD, chiếm 3,7%; xuất sang Hàn Quốc cũng tăng 13%, đạt 76,64 triệu USD, chiếm 3,4%.
 
Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả sang phần lớn các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu sang Indonesia tăng mạnh nhất 273%, đạt 1,5 triệu USD; Lào tăng 184,4%, đạt 15 triệu USD; Italia tăng 171%, đạt 7,78 triệu USD; Hồng Kông tăng 140%, đạt 28,19 triệu USD.
 
Tuy nhiên, rau quả xuất khẩu sang Campuchia và Malaysia sụt giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 44,3% và 28,6%.
 
Qua khảo sát tại các chợ đầu mối trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng rau quả trong nước và nhập khẩu về chợ giảm, riêng hàng nhập từ Trung Quốc lại tăng ở mức 2 chữ số. Tại Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM), 7 tháng đầu năm tổng lượng hàng nhập về chợ là 730.013 tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó mặt hàng trái cây trong nước giảm 17,2% chỉ đạt 265.076 tấn; các loại trái cây ngoại giảm 31% so với cùng kỳ, chỉ riêng trái cây nhập từ Trung Quốc tăng 13,1%, đạt 62.227 tấn, chiếm gần 18% tổng lượng hàng trái cây tiêu thụ tại chợ trong 7 tháng. Các loại trái cây Trung Quốc được ưa chuộng tại Việt Nam là xoài mini, lựu, dưa lưới vàng, nho, mận...
 
Cùng với trái cây, lượng rau nhập từ Trung Quốc cũng tăng 12,4% so với 7 tháng đầu năm ngoái, đạt 51.897 tấn, trong khi mặt hàng rau chung chỉ tăng 1,4%, đạt 328.209 tấn. Như vậy, 7 tháng đầu năm, chợ đầu mối ở TP HCM tiêu thụ 114.124 tấn rau và trái cây Trung Quốc, chiếm 15,6% tổng lượng hàng về chợ, dẫn đầu thị trường nông sản nhập khẩu, nguyên nhân do giá rẻ hơn nhiều so với hàng Việt. Nếu lựu từ các quốc gia khác có giá lên tới cả trăm nghìn đồng một kg thì lựu từ Trung Quốc chỉ 10.000 - 20.000 đồng, thậm chí, nhiều xe đẩy bán với giá 3 trái 10.000 đồng, ngoài ra sản phẩm Trung Quốc còn có hình dáng khá bắt mắt.
 
Theo Cục Bảo vệ thực vật, dù Trung Quốc vẫn là một trong số nhóm nước có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng quá trình kiểm tra, lấy mẫu, cơ quan kiểm tra nhận thấy đa số chưa vượt ngưỡng quy định nên các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong nước vẫn được nhập bán với số lượng lớn. Riêng những mẫu vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý bắt giữ tiêu hủy hoặc tái xuất lại thị trường Trung Quốc.
 
Dự báo, xuất khẩu hàng rau quả những tháng cuối năm 2019 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lí lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.
 
Ngoài ra, nhiều thị trường tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khắt khe như Uỷ ban châu Âu xiết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, nhiều thị trường ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc…
 

Tuy nhiên, hàng rau quả vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu trong thời gian tới, khi hiệp định EVFTA được thực thi và CPTPP đã có hiệu lực sẽ mang lại những thuận lợi nhất định, tạo điều kiện cho hàng rau quả Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới. Để tận dụng được ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về qui tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm…

 

Xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 7/2019

+/- so với tháng 6/2019 (%)

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng kim ngạch XK

247.269.363

-11,81

2.284.710.632

-1,94

Trung Quốc

144.292.531

-19,88

1.600.136.405

-7,16

Mỹ

13.838.877

18,31

83.992.012

13,51

Hàn Quốc

11.510.283

16,69

76.644.698

12,99

Nhật Bản

10.475.007

-1,02

70.802.169

7,95

Hà Lan

9.103.718

3,67

48.995.104

37,12

Đài Loan (TQ)

7.409.963

19,73

30.435.077

43,87

Hồng Kông (TQ)

4.631.744

-56,84

28.186.099

140,23

Thái Lan

4.281.807

27,11

28.033.754

-14,44

Australia

3.859.293

24,37

22.967.109

33,57

U.A.E

2.835.979

29,1

20.681.122

-12,1

Singapore

2.872.853

-11,81

19.082.189

12,56

Malaysia

2.428.831

36,82

17.662.840

-44,34

Nga

3.451.480

18,57

17.354.548

-11,85

Pháp

2.054.053

11,91

16.107.969

16,87

Lào

2.548.011

14,69

15.000.648

184,44

Canada

2.091.249

13,31

12.975.438

3,55

Đức

1.240.233

71,71

9.938.468

10,97

Ai Cập

1.235.824

592,76

7.880.227

 

Italy

1.344.156

56,06

7.776.662

171,07

Saudi Arabia

255.624

-78,01

7.553.068

 

Anh

430.824

-44,48

4.387.083

23,42

Thụy Sỹ

212.358

-32,56

2.818.457

 

Kuwait

266.284

213,8

2.012.491

63,52

Na Uy

229.127

2,08

1.620.045

 

Indonesia

241.301

36,27

1.504.537

273,04

Campuchia

255.037

-10,71

1.501.771

-28,64

Ukraine

113.050

-29,47

718.952

29,14

Senegal

59.970

55,11

472.607

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Thủy Chung - VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 417

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD