Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33381350
Quy trình công nghệ xử lý sau thu hoạch quả vải
Thứ hai, 23-06-2014 | 09:15:32

Vải là một loại quả đặc sản có diện tích trồng và sản lượng lớn ở một số tỉnh thành. Tuy nhiên, loại quả này rất nhanh bị hư hỏng, vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng, dễ dàng vận chuyển đi xa.


Quả vải sau khi được xử lý theo quy trình công nghệ hợp lý có thể bảo quản được hơn một tháng ở nhiệt độ 4oC, tỷ lệ quả thương phẩm đạt trên 95%, chất lượng quả tốt, màu sắc tự nhiên, hiệu quả kinh tế tăng hơn 20% so với không bảo quản.
 

Quy trình công nghệ:

1. Thu hái
 

Thời điểm thu hái thích hợp từ 80 - 85 ngày sau khi đậu quả, khi quả có hàm lượng chất khô hòa tan tổng số đạt 18 ± 1 độ Brix, độ axít đạt khoảng 0,2%.
 

Để quả vải có chất lượng tốt nhất thì nên thu hái khi quả đạt độ chín thích hợp. Quả có thể thu hoạch khi vỏ quả đỏ đồng đều, gai trên vỏ nhẵn hơn. Thu hái quả vào thời điểm dịu mát trong ngày, lúc trời khô ráo, tránh hái vào ngày mưa. Bẻ cả chùm không kèm theo lá.

 


2. Làm lạnh sơ bộ
 

Mục đích làm ức chế tức thời hoạt động hô hấp và trao đổi chất của quả vải cũng như sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.


Quả vải được làm lạnh sơ bộ bằng cách nhúng vào nước đá đang tan trong 5 phút.

3. Chọn lọc, phân loại

Sau khi làm lạnh sơ bộ, vải được cắt tỉa, lựa chọn và phân loại để loại bỏ quả giập, nứt, khuyết tật, không đạt kích thước (quá bé hoặc quá to); quả không đạt tiêu chuẩn về độ chín (quá xanh hoặc quá chín), quả bị sâu bệnh. Buộc quả vải thành từng chùm (1-2 kg/chùm).

4. Xử lý hóa chất chống nấm, mốc


Nhúng chùm vải sau khi đã chọn lựa vào dung dịch thuốc Topsin M pha nồng độ 0,05% trong 2 phút. Trong trường hợp cần xử lý, bảo quản với khối lượng lớn, sau khi xử lý bằng thuốc trừ nấm Topsin M thì vớt ra để ráo nước rồi tiếp tục xử lý bằng xông hơi lưu huỳnh (SO2).


Mục đích xử lý SO2 nhằm tiêu diệt một số vi sinh vật gây hại còn sót lại. Quả được xông hơi SO2 bằng cách đốt bột lưu huỳnh trong buồng kín chứa vải quả với tỷ lệ 550g /1 tấn quả. Quá trình xông hơi lưu huỳnh được tiến hành trong 30 phút.

 

5. Xử lý ổn định màu vỏ quả


Sau khi xử lý hóa chất chống nấm mốc, các chùm vải tiếp tục được nhúng vào dung dịch axít pha loãng (pH 3,0-3,5) trong 2 phút như axít citric 5% hoặc HCl 0,1N.


6. Đóng gói, bảo quản, vận chuyển
 

Sau khi xử lý để ổn định màu vỏ quả, vải được vớt ra để ráo nước tự nhiên rồi đóng gói bằng túi PE có đục lỗ thoáng khí (3 kg/túi), xếp vào thùng gỗ (25-30 kg/thùng) có lót thảm cói xung quanh đáy và nắp thùng.
 

Vải được bảo quản trong kho lạnh có nhiệt độ ổn định 4 - 5oC, ẩm độ không khí 90-95%. Trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển đến nơi tiêu thụ, quả vải phải luôn ở trong môi trường lạnh.


Trước khi đưa vải ra khỏi kho lạnh, cần tăng nhiệt độ từ từ để tránh “sốc nhiệt” gây hư hỏng, đồng thời hạn chế sự ngưng tụ hơi nước trên bề mặt vỏ quả bằng cách đóng quả trong các hộp xốp kín, tiêu thụ đến đâu mở hộp đến đấy. Tốt nhất nên đảm bảo sự tăng, giảm nhiệt độ là 4-5oC trong một ngày đêm.

Trở lại      In      Số lần xem: 7154

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • 100 câu hỏi đáp về nuôi bò sữa ở hộ gia đình (TS. Đinh Văn Cải) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Phòng trừ rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ( Thứ hai, 14/11/2011 )
  • Kỹ thuật trồng cây bạc hà ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Bệnh hại cây Ớt (tài liệu hướng dẫn đồng ruộng) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật trồng Cà Phê mật độ dày cho năng xuất cao ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kinh nghiệm trồng tiêu (một nông sản quý) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Trồng tiêu thế nào cho hiệu quả? (Tập 9) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật nhân giống cây, gieo hạt, chiết cành, giâm cành, ghép cành (tập 2) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật ghép cây ăn quả ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Sâu bệnh hại cây thực phẩm và biện pháp phòng trừ. ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Sổ tay hướng dẫn đồng ruộng các loại sâu bệnh và mất cân đối dinh dưỡng chính của cây khoai lang ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO (Cây Xoài) ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Phương pháp trồng, hái và dùng cây thuốc nam ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật trồng cây cọ dầu ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật trồng và triển vọng phát triển cây Điều. ( Thứ sáu, 16/03/2012 )
  • Kỹ thuật sản xuất rau sạch – rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP ( Thứ sáu, 15/06/2012 )
  • Kỹ thuật mới trồng Lạc năng suất cao ( Thứ sáu, 15/06/2012 )
  • Kỹ thuật trồng, chế biến Nấm ăn và nấm dược liệu ( Thứ sáu, 15/06/2012 )
  • Cẩm nang kỹ thuật nhân giống cây và sản xuất cây trồng (chiết ghép, tách chồi, giâm cành, nuôi cấy mô) ( Thứ sáu, 15/06/2012 )
  • Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng ( Thứ sáu, 15/06/2012 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD