Việc bổ sung kháng sinh cho động vật trang tại trại để vỗ béo chúng đang dần được loại bỏ ở Mỹ, một động thái sẽ giúp chế ngự kháng kháng sinh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đang bị chỉ trích vì không thể biến hướng đi này trở thành bắt buộc.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân thành phố vào khoảng 1200 tấn/ngày. Rau sản xuất tãi chỗ mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, còn lại rau được nhập chủ yếu từ Đà Lạt, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Quốc... Hiện công nghệ sau thu hoạch đang áp dụng tại các vùng sản xuất rau tập trung như huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh khá đơn giản, lạc hậu. Rau sau khi thu hoạch không được sơ chế, đóng gói đúng quy trình nên chất lượng rau không cao, tỷ lệ hư hỏng cao khoảng từ 15-20%.
Từ năm 2009 đến 2011, Trung tâm Hưng Lộc đã thu thập, lưu giữ và đánh giá được 855 dòng ngô nếp; 42 dòng nếp ngọt. Kết quả thử khả năng kết hợp và lai tạo được 329 tổ hợp lai. Khảo sát đánh giá và tuyển chọn được 21 tổ hợp lai ưu tú, những tổ hợp lai này có các đặc điểm: thời gian sinh trưởng 76- 79 ngày, tương đương với đối chứng MX10 và Tím dẻo 926; có hương vị thơm ngon và có độ dẻo tương đương đối chứng MX10. Xác định được 5 tổ hợp lai triển vọng nhất là VK6; VK10; VK24; VK36 và VK37.
Chuyển gen cây thục quỳ (marshmallow) để sản xuất ra thuốc chống HIV
Cây thuốc Althaea officinalis (tiếng Anh là marshmallow plant) đã được con người khai thác sử dụng làm dược liệu và làm cây cảnh trong nhiều năm. Sản phẩm thức cấp đáng giá của nó trong quá trình biến dưỡng đã được xác định trước đây với Agrobacterium rhizogenes trong chuyển gen tạo rễ tóc (hairy roots) trong tực vật.
Qua nghiên cứu cho thấy công suất/ngày của các nhà máy biến thiên từ 30 tấn cho đến 500 tấn/ngày, trung bình là 170,2 tấn/ngày. Có 20% nhà máy hoạt động vượt công suất lý thuyết/năm, từ 130 - 141%. Hầu hết số nhà máy còn lại chỉ hoạt động dưới mức công suất lý thuyết/năm. Lượng lúa xay chà hàng ngày của các nhà máy biến thiên từ 6 tấn – 500 tấn/ngày, trung bình là 136 tấn/ngày. Tỷ lệ gạo lức thu hồi cao nhất trong vụ Đông xuân (ĐX), kế đến vụ Thu Đông (TĐ) và sau cùng là vụ Hè Thu (HT), tương ứng là 73,44%; 71,67% và 68,81%. Đối với giống lúa IR 50404 cho tỷ lệ gao nguyên thu hồi cao nhất trong các giống hiện nay.
Hai thử nghiệm đã được tiến hành tại hai địa điểm riêng (El- Sheikh Makram và Shandaweel El- Balad) ở Sohag Governorate (đất mùn Thượng Ai Cập) để nghiên cứu tác động của tỷ lệ phân bón kali (115 và 230 kg K2O/ha) và nguồn K, tức là kali sulfat (SOP) và kali clorua (MOP).
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Cambridge đã chỉ ra rằng, vi-rút sử dụng rệp làm vật mang, ngăn cản côn trùng không cư ngụ lâu trên cây đã bị nhiễm vi-rút và lợi dụng sự di cư bắt buộc này của rệp để truyền bệnh sang cho những cây khỏe mạnh khác mà rệp lui tới. Rệp vừng là côn trùng chích hút tấn công nhiều loại cây trồng khác nhau và là sinh vật truyền bệnh chính của vi-rút hại cây trồng.
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thị Oanh Yến (Viện Cây ăn quả miền Nam), Ngô Văn Bình (Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), Lui Lin-Wang và Andrew Allan (Viện Nghiên cứu Cây trồng và Cây lương thực New Zealand)thực hiện nhằm xác định các gien có ảnh hưởng quan trọng đến màu sắc thịt và vỏ quả, làm cơ sở cho chọn tạo giống thanh long có hàm lượng betalin cao.
Một nghiên cứu hợp tác được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Lan Châu, Viện Genomics Bắc Kinh (BGI) và các viện đối tác khác đã giải trình tự toàn bộ hệ gen của cây dương sa mạc, euphratica Populus. Trình tự của bộ gen cung cấp những hiểu biết mới về cơ sở di truyền của cây thích ứng với áp lực về độ mặn và tạo điều kiện biến đổi gen của cây dương trồng ở các khu vực nhiễm mặn.
Cây cà chua có nguồn gốc từ Châu Mỹ và phổ biến ra toàn thế giới từ sau thế kỉ 16, Với khả năng thích ứng cao cà chua gần như được trồng ở mọi nơi trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu do nhóm các tác giả Bùi Cách Tuyến (Bộ Tài nguyên và Môi trường ), Nguyễn Xuân Tuấn và các cộng sự (Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, ĐH Nông Lâm TP. HCM) cùng thực hiện, với mục đích nhằm tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp sau để cải thiện năng suất, tăng sản lượng và tính chống chịu trên cây cà chua.