Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33391894

Thứ năm, 17-01-2013 | 08:18:12

Một nhóm nghiên cứu gia quốc tế đã thực hiện 1 cuộc khảo sát về sự đa dạng sinh học ở 1 khu rừng mưa nhiệt đới. Sau bao nỗ lực đã giúp họ tìm ra giải pháp cho một trong những vấn đề sinh tồn mà từ lâu người ta đi tìm câu trả lời: Đó là có bao nhiều loài tồn tại trên Trái Đất này?

Thứ năm, 17-01-2013 | 08:16:42

Các-bon đen là thành phần lớn thứ 2 do con người tạo ra thúc đẩy quá trình ấm lên toàn cầu và ảnh hưởng của thành phần này đến khí hậu trước đây bị đánh giá quá thấp, theo phân tích định lượng và toàn diện đầu tiên về vấn đề này.

Thứ tư, 16-01-2013 | 16:32:07

Trong điều kiện bình thường, cây thuốc lá này có vòng đời không mấy thú vị. Chúng phát triển từ 3-4 tháng, cao nhất cũng khoảng 2m, sau đó thì lá già ngả vàng rồi rụng dần. Sau khi ra hoa thì cây chết. Nhưng các nghiên cứu gia đến từ Viện Sinh thái Phân tử và Sinh thái Ứng dụng Fraunhofer ở Münster , Đức (IME) đã cách ly “công tắc di truyền” bảo cây thuốc lá ngừng phát triển, ra hoa và chết. Bằng cách ngăn chặn gen này, các nghiên cứu gia đã đánh lừa những cây này để chúng cứ phát triển – thậm chí lá già vẫn xanh và khỏe mạnh.

Thứ tư, 16-01-2013 | 08:38:07

Nhu cầu thụ phấn trong nông nghiệp đang ngày càng gia tăng, nhanh hơn so với nguồn cung ong mật - loài chiếm ưu thế trong quản lý thụ phấn cho cây trồng. Hiệu quả thụ phấn nâng cao là biểu hiện của một phương pháp tăng năng suất cây trồng mà không cần bất kỳ gia tăng nào về thâm canh hoặc tăng diện tích đất nông nghiệp.

Thứ tư, 16-01-2013 | 08:39:07

Axit amin trong nước cam có thể tiết lộ bí mật về chiến lược tấn công thành công của các tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây họ cam quýt, cũng được biết đến với tên gọi là bệnh Huanglongbing hay HLB. Các nghiên cứu về các axit amin của nhà hóa học Andrew P. Breksa III từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và giáo sư Carolyn M. Slupsky từ Đại học California-Davis có thể mở đường cho một phương pháp an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường để xác định Candidatus Liberibacter asiaticus - vi khuẩn gây bệnh HLB.

Thứ ba, 15-01-2013 | 08:54:50

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã hoàn thành trình tự bộ gien đầu tiên của các loài sâu bướm diamondback (DBM), sâu bệnh phá hoại nhất đối với các loại cây trồng thuộc họ cải bắp. Công trình nghiên cứu này giúp mở ra những cách thức mới để quản lý dịch hại bền vững. Nghiên cứu mới nhất được công bố trực tuyến trên tạp chí Di truyền tự nhiên.

Thứ ba, 15-01-2013 | 08:14:14

Bằng cách kiểm tra những gì bọ rùa (ladybeetles) ăn, các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp  Mỹ (USDA) đang tìm hiểu thêm về chuyển động của các côn trùng có lợi tại các nông trang và liệu chúng có ăn sâu hại cây trồng hay không. Bọ rùa được sử dụng dưới hình thức là biện pháp kiểm soát sinh học cho côn trùng gây hại như rệp và bọ khoai tây Colorado. Hiểu được tập tính ăn của loài côn trùng có ích quan trọng này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm cách sử dụng bọ rùa một cách hiệu quả nhất làm tác nhân kiểm soát sinh học.

Thứ hai, 14-01-2013 | 09:53:05

Phát triển cỏ festuca bằng cách sử dụng gen ALS đột biến của lúa

 

Cỏ đuôi trâu có tên tiếng Anh là Tall fescue, tên khoa học là Festuca arundinacea là một loài hòa thảo đa niên được người ta sử dụng làm thức ăn cho gia súc và làm cỏ phục vụ cho thảm xanh được cắt xén như sân golf, sân vận động, ven đường.

Thứ hai, 14-01-2013 | 09:55:05

Các nhà khoa học đã tìm ra cách giúp giữ trái cây lâu hơn mà không cần can thiệp vào gen hay sử dụng hóa chất. Để tăng thời hạn bảo quản các loại trái cây, người ta thường áp dụng 2 cách: hoặc biến đổi gen hoặc xử lý bằng hoá chất. Tuy nhiên, cả hai cách đó đều làm người tiêu dùng e ngại vì ai cũng nghĩ rằng khi làm trái với tự nhiên hay can thiệp bằng hoá chất thì đều có hại cho sức khỏe.

Thứ hai, 14-01-2013 | 09:58:09

Một loài vi khuẩn cứng đầu có ở mọi nơi, từ da người cho đến rễ cây, có thể tồn tại trong một môi trường giống sao hỏa, một nghiên cứu mới khẳng định. Phát hiện có nhiều ý nghĩa với sự sống ngoài Trái Đất nhưng có lẽ quan trọng hơn là nó còn có ý nghĩa với việc bảo vệ hành tinh này. Liệu vi khuẩn “quá giang” có thể nhảy lên robot Curiosity (hay hậu duệ của nó) và hình thành sự sống mới trên hành tinh Đỏ?

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD