Thực vật đã tiến hóa nhiều cách thức để phát tán hạt giống của chúng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ của sự đa dạng đặc điểm này có thể tiếp cận được thông qua nghiên cứu về các mô hình sinh vật. Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên New Phytologist, tiến sỹ Angela Hay và các đồng nghiệp - từ Viện nghiên cứu giống cây trồng Max Planck ở Cologne, Đức - đã thiết lập Cardamine chenopodiifolia như một hệ thống thử nghiệm mới để giúp thu hẹp khoảng cách này.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu cách thực vật ngăn chặn virus truyền sang thế hệ sau của chúng, một phát hiện có thể đảm bảo cây trồng khỏe mạnh hơn. Phát hiện này cũng có thể giúp giảm sự lây truyền bệnh tật từ mẹ sang con ở con người. Virus thực vật thường có thể lây lan từ nước này sang nước khác thông qua việc buôn bán hạt giống. Do đó, việc lây truyền bệnh từ cha mẹ sang con cái là mối quan tâm toàn cầu.
Sầu riêng thuộc họ Malvaceae, là loài cây trồng nổi danh nhờ trái ngon, mùi thơm mạnh mẽ và giàu dưỡng chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy người ta tiến hành giải trình tự và định đính “chloroplast genome” của sầu riêng Durio zibethinus L. 1774, giống Ri6, giống phổ biến của Việt Nam, thông qua kết quả Illumina Hiseq platform. Hệ gen lục lạp có dạng vòng tròn khép kín bao gồm bản sao chép lớn, độc bản 96.115 bp, và bản sao chép nhỏ, độc bản, 20.819 bp, cộng với hai vùng lặp lại đảo ngược, 24.185 bp. Hệ genome này có 79 gen mã hóa protein, 30 gen là “transfer RNA”, và 4 gen “ribosomal RNA”.
Nông nghiệp phải đối mặt với một thách thức mà tương lai của hành tinh phụ thuộc phần lớn, đó là nuôi sống dân số ngày càng tăng thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần thiết cho việc sản xuất lương thực, nhưng cũng cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Trong bối cảnh này, các khái niệm như “dấu chân carbon” và “dấu chân nước” xuất hiện, đề cập đến lượng tài nguyên được đầu tư vào việc sản xuất một loại hàng hóa, thực phẩm hoặc dịch vụ nhất định
Luôn tìm kiếm các phương pháp cải thiện quá trình lên men đường từ bắp để sản xuất ethanol, các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) đã sử dụng nấm men bánh mì biến đổi gen để ngăn chặn sự tạp nhiễm vi khuẩn trong quá trình sản xuất ethanol. Các nhà khoa học đã chỉnh sửa bộ gen của nấm men bằng cách mã hóa để tạo ra một enzyme trên bề mặt của nó nhằm tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Ngô là một trong những cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới và đã được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều khía cạnh của cơ chế di truyền điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển của nó vẫn chưa được khám phá. Nghiên cứu gần đây cho thấy một họ protein có tên là COI1, trước đây liên quan đến cơ chế phòng vệ ở các loài thực vật khác như cây Arabidopsis và lúa, chủ yếu điều chỉnh sự phát triển ở ngô. Phát hiện này có thể dẫn đến việc phát triển các giống ngô khỏe và năng suất hơn.
Hệ thống thực phẩm là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính quan trọng nhất trên hành tinh, khiến việc giảm phát thải trong lĩnh vực này trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu IIASA đã khám phá tiềm năng cô lập carbon trên đất nông nghiệp để chống lại biến đổi khí hậu, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về tác động kinh tế cũng như tiềm năng giảm thiểu biến đổi khí hậu của nó.
Khả năng cảm nhận ánh sáng và nhiệt độ cũng như khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của thực vật phụ thuộc vào các cấu trúc hình thành tự do trong tế bào của chúng mà chức năng của chúng cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu của UC Riverside đã xác định được cách thức hoạt động của các cấu trúc này ở cấp độ phân tử cũng như vị trí và cách thức chúng hình thành. Thông tin này được mô tả trong hai bài báo của Nature Communications được xuất bản trong tuần này.
Hơn một nửa tổng số loài động vật là côn trùng chúng trải qua quá trình xây dựng lại cơ thể đầy ấn tượng, được mệnh danh là “biến thái hoàn toàn” (complete metamorphosis), được minh họa qua biến đổi của sâu bướm rồi thành nhộng và bướm trưởng thành. Tại sao lối sống cực đoạn này tiến hóa không rõ ràng. Ở đây, người ta kết hợp số liệu thực nghiệm và mô phỏng toán, thấy rằng loài côn trùng chuyển hóa toàn phần tăng trưởng nhanh hơn loài côn trùng không biểu thị hình thức cực đoan của biến thái.
Các nhà nghiên cứu đã chủng cho cây cải dầu một loài nấm có khả năng chống côn trùng gây hại. Việc sử dụng mối quan hệ giữa nấm có lợi và cây trồng có thể mở ra một kỷ nguyên nông nghiệp mới, nơi khả năng phục hồi của cây được cải thiện và dấu chân sinh thái của thuốc trừ sâu truyền thống/hóa học được giảm thiểu.