Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33964561
Rầy phấn trắng gây hại nặng ở vụ lúa Hè Thu 2024 tại vùng Đồng Tháp Mười

Ông Bùi Huy Sửu nông dân canh tác lúa tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An chia sẻ “Vụ lúa này, tôi gieo sạ 2ha, đang giai đoạn trổ, bị rầy phấn trắng gây hại nặng, cây lúa ngả vàng, bông lúa nhỏ, lá chân bị hút khô rất nhanh, dù đã phun nhiều loại thuốc khác nhau để ngăn chặn nhưng không hiệu quả, rầy vẫn xuất hiện trở lại sau vài ngày phun, tình trạng này diễn ra rộng trên toàn khu vực chứ không riêng gì ruộng tôi”.

Ông Bùi Huy Sửu nông dân canh tác lúa tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An chia sẻ “Vụ lúa này, tôi gieo sạ 2ha, đang giai đoạn trổ, bị rầy phấn trắng gây hại nặng, cây lúa ngả vàng, bông lúa nhỏ, lá chân bị hút khô rất nhanh, dù đã phun nhiều loại thuốc khác nhau để ngăn chặn nhưng không hiệu quả, rầy vẫn xuất hiện trở lại sau vài ngày phun, tình trạng này diễn ra rộng trên toàn khu vực chứ không riêng gì ruộng tôi”. Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng từ đầu năm, rầy phấn trắng tích lũy mật số rất cao 50-60 con/dảnh tấn công mạnh trên diện rộng, và có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa, đây là những khó khăn của nông dân vùng Đồng Tháp Mười trong vụ lúa Hè Thu 2024 khi đối mặt với dịch hại rầy phấn trắng.

 

Rầy phấn trắng có tên khoa học là Aleurocybotus indicus, loài này gây hại trực tiếp là chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển kém, cây lúa bị kiệt sức, vàng lá, còi cọc, ngoài ra nó còn là môi giới truyền một số loại bệnh trên lúa. Mức độ gây hại của rầy phấn trắng phụ thuộc vào mật số rầy, điều kiện canh tác và giai đoạn của cây lúa. Do rầy phấn trắng rất nhẹ, bay theo luồng gió, bám dưới phiến lá, một khi đã tích lũy đủ mật số để gây hại thì rất khó kiểm soát, và dễ bùng phát trên diện rộng.

 

Những năm gần đây, rầy phấn trắng luôn là nỗi lo của nhà nông trong vụ lúa Hè Thu. Đến thời điểm hiện nay, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu sâu về các tác hại cũng như cách phòng trừ hiệu quả loại dịch hại này trên lúa. Các biện pháp phòng trị được áp dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm canh tác là chính. Để hạn chế tác hại của rầy phấn trắng trên lúa, nên thăm đồng thường xuyên, phun thuốc phòng trừ khi mật số rầy ở mức 10-20 con/dảnh, khi phun thuốc phải đảm bảo đủ lượng nước cho thuốc tiếp xúc với thành trùng, phun thuốc đồng loạt để hạn chế rầy phát tán, di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác, đồng thời giữ nước liên tục trong ruộng, và cần bón phân bổ sung dinh dưỡng cho lúa.

 

Thành Nhân - Trung Tâm NC&PTNN Đồng Tháp Mười.

Trở lại      In      Số lần xem: 69

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD