Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  35360209
Đặc điểm Hoa và quả sắn
Thứ hai, 03-03-2014 | 10:24:32

Hoa sắn mọc ở ngọn thân hay đầu ngọn cành. Hoa mọc thành chùm có cuống dài. Hoa sắn là hoa đơn tính có hoa đực và hoa cái riêng. Hoa đực và hoa cái cùng hình thành chung trên một chùm hoa.

 

Hoa có thể mọc ngay sau khi phân cành. Hoa cái mọc ở phía dưới cụm hoa và nở trước hoa. Phần lớn các giống sắn có khoảng 200 hoa cái mọc ở phía dưới và 200 hoa đực ở phía trên.

 

Hoa đực không có cánh hoa. Trong 10 nhị đực xếp thành 2 vòng. Bao phấn của các giống sắn đắng thường ngắn hơn so với các giống sắn ngọt. Hạt phấn mềm có 3 ngăn, màng ngoài của hạt phấn có gia nhỏ để tăng khả năng bám dính vào nhị cái.

 

Hoa cái có hình chuông mà trắng xanh vàng hoặc vàng đỏ. Cấu tạo gồm 5 lá đài. Lá đài có sọc sặc sỡ mà đỏ tía hay xanh, 2 mép phủ lông tơ mịn. Hoa cái có bầu hoa gồm 3 ngăn, đầu trên có vòi nhị cái chẽ 3 hoa nở 2-4 ngày thì rụng. Hoa cái nở trước hoa đực 3-7 giờ.

 

Sau khi trồng 7-8 tháng thì sắn nở hoa. Hoa thường nở lúc 10h sáng cho đến 3-4 h chiều . Sau khi bao phấn mở hạt phấn được tung đi nhờ gió và côn trùng. Tuổi thọ của hạt phấn khoảng 7 ngày.

 

Đầu nhụy có khả năng tiếp thu hạt phấn trong 24h và sau 24h hoa cái nở đầu nhụy héo chuyển sang màu nâu rồi khô đi. Sắn cần 8-12h để thụ tinh, tính bắt đầu từ khi nhụy tiếp thu hạt phấn. Để thụ phấn nhân tạo bằng tay, người ta thu hoạch phấn vào túi và có thể giữ được sức sống của hạt phấn vài ngày trong không khí khô. Thời gian đầu nhụy có khả năng tiếp thu hạt phấn tương đối ngắn, vì vậy thụ phấn bổ sung bằng tay cần tiến hành hàng ngày và đưa hạt phấn vào đầu nhụy càng sớm càng tốt tính từ khi hoa bắt đầu nở.

 

Trong điều kiện tự nhiên khoảng 3 ngày trước khi hoa nở, hoa tiết ra khá nhiều mật. Do cả hạt phấn và đầu nhụy đều dính, nên công trùng thụ phấn giữ vai trò rất quan trọng đối với sắn. Hệ số thụ phấn tự nhiên của sắn là 30m.

 

 

Hình 6: Cấu tạo chùm hoa

 

- Quả và hạt: Quả sắn thuộc loại quả nang, mở khi chín, đường kính 1,0-1,5cm có 3 ô, mỗi ô thường có 1 hạt. Quả có khi nhẵn nhưng thường có 6 cánh, ít nhiều khúc khuỷu, hình thành từ những cánh của bầu hoa. Màu sắc từ lục nhạt, hơi vàng đến lục hay đỏ tía khá đậm. Vỏ quả có 3 lớp: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa, vỏ quả trong. Hạt hình quả trứng, tiết diện hơi giống hình tam giác, hạt có vân hoặc những vết nâu đổ trên nền màu kem hoặc xám nhạt. Hạt có mồng là một núm phía đỉnh của bì hạt.

 

Quả sắn chín 75-90 ngày sau khi thụ phấn. Sắn thường có ít hạt, thụ phấn nhân tạo thường chỉ thu được 30% số quả có hạt. Một số dòng vô tính thường không kết hạt. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm sau 6 tháng tỷ lệ mọc mầm của hạt còn lại rất thấp. Trong điều kiện không khí khô sức nẩy mầm của hạt có thể kéo dài đền 2 năm. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản hạt sắn là 20-300C.

 

          Hình 7 : Quả và hạt sắn

Trở lại      In      Số lần xem: 20147

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Đặc tính sinh lý cây điều ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD