Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  34
 Số lượt truy cập :  33251471
Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam
Thứ hai, 03-03-2014 | 10:25:50

Hiện nay, sắn được trồng tại trên dưới 100 quốc gia trên toàn thế giới với các quy mô canh tác rất khác nhau. Sản lượng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy trì tương đối ổn định ở mức sản lượng 230 triệu tấn sắn.

 

Đồ thị 1. Diễn biến sản lượng sắn thế giới giai đoạn 2005-2010 (Nguồn FAO 2011)

 

Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới đạt 250,2 triệu tấn củ tươi, tăng 6%  so với năm trước. Sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ này bởi ngành chế biến công nghiệp nhiên liệu sinh học  ethanol sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào tại các quốc gia Đông Nam Á cùng với nhu cầu lương thực tăng tại châu Phi. Trong đó, Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế giới với sản lượng hai năm gần đây (2009-2010) có xu hướng giảm xuống đạt khoảng 37 triệu tấn so với giai đoạn 2006-2008 liên tục đạt trên dưới 45 triệu tấn. Năm 2011 sản lượng sắn của Nigeria cũng đã hồi phục lên xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước. Quốc gia có sản lượng sắn lớn thứ hai thế giới là Brazil với sản lượng thường niên trong giai đoạn 2009-2010 vào khoảng 24 triệu tấn sắn củ tươi, giảm khoảng 8% so với giai đoạn 2 năm trước đó. Năm 2011, sản lượng sắn của quốc gia này cũng đã hồi phục trở lại lên mức trên 26 triệu tấn,  tăng 8% so với năm trước đó. Indonesia, Cộng hòa Công gô và Thái Lan là ba quốc gia có sản lượng  sắn  lớn tiếp theo trên thế giới, với sản lượng hàng  năm trong giai đoạn 2009-2011 vào khoảng 22 triệu tấn củ. Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng  sắn hàng đầu thế giới bao gồm Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ, Mozambic. 10 quốc gia sản xuất sắn hàng đầu chiếm 75% tổng sảnlượng sắn toàn thế giới. Tại Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, sắn trở thành một loại cây công nghiệp hàng năm quan trọng và được thu mua để chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu.

 

Đồ thị 2. Diện tích và sản lượng sắn năm 2011 tại một số quốc gia (Nguồn FAO, 2011)

 

Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam

 

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô. Cây sắn hiện nay đã chuyển đổi vai trò từ cây lương, thực thực phẩm thành cây công nghiệp hàng hóa có lợi thế cạnh tranh cao. Sản xuất sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.

 

Giai đoạn từ năm 2001-2011, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân hàng năm là 6% và tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân hàng năm đạt 10%. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất 17,6 tấn/ha chỉ tương đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Như vậy, nếu như diện tích sắn của Việt Nam khó có khả năng gia tăng trong những năm tới do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng như do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta vẫn còn triển vọng tăng trưởng sản lượng nhờ gia tăng năng suất nếu được đầu tư đúng hướng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác sắn bền vững.

 

Đồ thị 3. Diễn biến diện tích và sản lượng sắn tại Việt Nam giai đoạn 2001-2011 (Nguồn: TCTK 2012)

 

Việt Nam hiện đã trở thành điển hình tiên tiến của châu Á trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai (Kawano, 2001; Reinhardt Howeler, 2004). Những nguyên nhân chính để có những tựu này là:

 

1. Các giống sắn mới có năng suất tinh bột cao gấp đôi so với các giống sắn địa phương đã thực sự mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người trồng sắn.

 

2. Toàn quốc hiện có 8 nhà máy chế biến tinh bột sắn và sản xuất cồn với tổng công suất ước khoảng 7 triệu tấn củ tươi/năm, và 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang được triển khai, tạo thuận lợi cho sản xuất sắn. Các nhà máy này có địa điểm xây dựng trải rộng trên toàn quốc, thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu và giảm chi phí vận chuyển. Ngòai ra, còn có trên 4000 cơ sở chế biến sắn lát, tinh bột sắn thủ công có công suất dưới 10 tấn củ tươi/ngày nằm rải rác ở hầu hết các tỉnh trồng sắn, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Đồng Nai. 

 

3. Sản phẩm sắn Việt Nam có nhu cầu cao đối với thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm gần 10 triệu sắn củ tươi, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% cho tiêu thụ trong nước. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.

 

4. Cây sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Nông dân Việt Nam tích cực áp dụng giống và tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sắn.

Trở lại      In      Số lần xem: 22862

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Đặc tính sinh lý cây điều ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD