Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 11 | |
Số lượt truy cập : 35461661 | |
Đặc điểm rễ và củ sắn
Thứ hai, 03-03-2014 | 10:25:02
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Rễ sắn thường có 2 loại (rễ con và rễ củ)
1.1. Rễ con
Rễ cây sắn mọc ra từ hom, nói chung mỗi gốc có thể có từ 400 rễ. Rễ phát sinh từ những mô sẹo của mắt hom. Đầu tiên rễ mọc dài theo hướng nằm ngang, về sau phát triển theo hướng xuyên xuống đất (rễ của cây mọc ra hạt (rễ của cây mọc ra hạt co một rễ chính và các nhánh con (khoảng 6-7 nhánh)). Nếu đất khô hạn rễ sẽ đâm xuống sâu vào đất để tìm nước, do đó cây sắn có khả năng chịu hạn rất cao. Theo Compos (1975): Rễ sắn sau 7 tháng tuổi sẽ ăn sâu khoảng 0, 9 m; 12 tháng tuổi rễ ăn sâu khoảng 1,5 m.
1.2. Rễ củ
Rễ củ được hình thành do sự phân hóa hình thành của rễ con và sự hình phình to của rễ (phần rễ mọc ngang). Củ phát triển theo hướng nằm ngang hoặc chếch xuyên sâu vào đất. Củ có thể dài tới 1 m (trung bình dài 30-60cm); đường kính củ có thể tới 14cm (trung bình: 3-7cm); rễ củ bao gồm:
Biểu bì (vỏ lụa): dày 0,2-0,3 mm, đôi khi có những vân thô dài dọc theo củ. Tầng vỏ: dày khoảng 1,6-1,7mm, lớp trên thường màu đổ tía, trắng vàng... (tùy theo giống) bao gồm: + Lớp vỏ ngoài hóa gỗ + Mô mền amilic (cũng dự trữ tinh bột nhưng rất ít) + Tế bào Libe + Tầng sinh gỗ giới hạn trụ giữa của vỏ trong. Tầng chất bột (ruột củ): Là bộ phận chủ yếu của củ có màu trắng, giòn (mô mềm cllulose là bộ phận chủ yếu tích lũy tinh bột). Phần lõi (ở giữa củ): Là những bó mạch như trụ trung tâm (gỗ với những mạch lớn có những tế bào hóa gỗ nhỏ bao quanh). Mỗi cây sắn thường có từ 2-3 củ đề nhau, nếu sắn dinh trưởng phát triển tốt có thể có đến 5-6 củ to. Củ to có thể có cuống và phân nhánh. Trong thực tiễn, người ta chia củ sắn ra làm 3 phần tách bạch nhau rõ ràng: + Vỏ ngoài (vỏ gỗ) còn gọi là là tầng mộc thiêm: Chiếm 0,5-2,0% khối lượng củ. + Vỏ trong (vỏ lụa): Chiếm 8-15% khối lượng củ (có thể bóc tách ra được). + Thịt củ: Phần chủ yếu của củ, chứa nhiều tinh bột. + Lõi củ: Gồm các bó mạch gỗ ở trung tâm tạo thành.
Hình 1. Màu sắc vỏ củ và thịt củ
Hình 2. Lát cắt ngang củ sắn |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 24540 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|