Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:09:27
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cây điều Anacardium occidentale. L thuộc họ Anacardiaceae, bộ Rutales, có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Brazil. Đến giữa những năm 1500, được du nhập vào Ấn Độ và Mozambique của châu Phi. Sau đó cây điều đã được lan truyền dọc theo bờ biển phía Đông như: Kenya và Tanzania rồi đến các nước thuộc bờ biển phía Tây của lục địa như: Senegal, Nigeria rồi đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Tổng diện tích điều trên thế giới năm 2011/2012 là 3,75 triệu ha đạt sản lượng 2,31 triệu tấn; năng suất trung bình 0,84 t/ha .
- Theo dự báo Hiệp hội trái cây khô Quốc tế (INC) Tổng sản lượng điều nhân toàn thế giới năm 2011/12 là 491,4 ngàn tấn; - Theo dự báo của Liên minh châu Phi (ACA) thì tổng SL nhân điều thế giới khoảng 650 ngàn tấn. (Agroinfor.2012)
Mùa vụ thu hoạch
Mùa thu hoạch nói chung là tương tự nhau của các nước sản xuất trong từng khu vực, tùy thuộc vào vị trí của từng nước liên quan đến đường xích đạo. Các nước phía Bắc của đường xích đạo, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và các nước ở Tây Phi, thu hoạch từ đầu năm dương lịch để khoảng giữa năm. Các quốc gia phía Nam của đường xích đạo, bao gồm cả Brazil và các nước Đông Phi, thu hoạch từ tháng 9 hoặc tháng 10 đến đầu năm năm dương lịch tiếp theo.
Hình 1. Diễn biến thời vụ thu hoạch điều của các nước trên thế giới
Ở Châu Á, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và phát triển điều. Hơn 36 giống điều đã được tuyển chọn và đưa vào sản xuất. Năng suất bình quân của các giống biến động từ 7,2–24,0 kg/cây. Tỷ lệ nhân thu hồi từ 25,7-32,0%. Đặc biệt cơ cấu giống của 8 bang trồng điều cũng đã được xây dựng và khuyến cáo cụ thể cho từng vùng. Năng suất bình quân ở bang trồng điều giống mới nhiều nhất là Kerala 1.000 kg/ha.
Trung tâm Nghiên cứu điều Quốc gia của Ấn Độ, đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực giống, nông học, công nghệ sinh học. Đã chọn lọc và lai tạo nhiều giống điều phù hợp cho từng vùng sinh thái như:
Vùng bờ biển phía Đông Ấn Độ
- Những giống được phóng thích cho vùng Andha Pradesh: gồm có 7 giống là BPP 1, BPP 2, BPP 3, BPP 4, BPP 5, BPP 6 và BPP 8 (H2/16). Trong đó giống BPP 8 trội hơn hẳn các giống khác cả về năng suất và chất lượng hạt.
Giống BPP 8 (H2/16): Đây là con lai được giao phối giữa cây số 01 x cây số 39, được phóng thích từ năm 1993. Năng suất trung bình là 14 kg/cây, hạt có kích thước lớn (8,2 gam). Tỷ lệ nhân là 29%. Nhân nguyên đạt phẩm cấp W 210 (cấp xuất khẩu).
- Những giống được phóng thích cho vùng Tamil Nadu: gồm có 3 giống là VRI-1 (M 10/4), VRI-2 (M 44/3) và VRI-3 (M 26/2). Trong đó phải kể đến giống VRI-3 (M 26/2) được chọn lọc từ quần thể trồng bằng hạt có năng suất cao của làng Edayanchavadi ở phía Nam của huyện Arcot thuộc tỉnh Tamil Nadu. Giống này được phóng thích từ năm 1991, năng suất trung bình 10 kg/cây, cao hơn giống VRI-2 và VRI-1 từ 35-39%, hạt có kích thước trung bình (7,2 gam), tỷ lệ nhân 29,1%, nhân nguyên đạt phẩm cấp W 210. Giống này đã phổ biến nhanh cho người nông dân không chỉ ở vùng Tamil Nadu mà còn các vùng khác nữa.
- Những giống được phóng thích cho vùng Orissa và Tây Bengal: gồm có hai giống là Bhubaneswar-1 và Jhargram-1. Hai giống này có năng suất trung bình là 10 kg/cây và 8,5 kg/cây. Hạt nhỏ (4,6-5,0 gam), tỷ lệ nhân khá cao (30-32%). Nhân nguyên đều đạt phẩm cấp W 320.
Vùng bờ biển phía Tây Ấn Độ
- Những giống được phóng thích cho vùng Maharashtra: bao gồm các giống là Vengurla-1, Vengurla-2, Vengurla-3, Vengurla-4, Vengurla-5, Vengurla-6 và Vengurla-7. Trong đó phải kể đến là giống Vengurla-7 có năng suất trung bình rất cao (18,5 kg/cây), hạt có trọng lượng rất lớn (10 gam) và tỷ lệ nhân cao (30,5%).
- Những giống được phóng thích cho vùng Goa: chỉ có một giống là Goa-1 (Balli-2). Đây là giống chọn lọc từ cây trồng bằng hạt của làng Balli thuộc huyện Quepem taluk. Có năng suất trung bình là 7 kg/cây, trọng lượng nhân là 7,6 gam, tỷ lệ nhân 30%. Nhân nguyên đạt phẩm cấp xuất khẩu W 210.
- Những giống được phóng thích cho vùng Kerala: bao gồm các giống là: Anakkayam-1 (BLA 139-1), NDR 2-1 (Madakkathara-2), K-22-1, Kanaka (H 1598), Dhana (H 1608), Priyanka (H 1591), Amrutha (H 1597). Trong đó 3 giống Anakkayam-1, NDR 2-1, K-22-1 là những giống chọn lọc, còn 4 giống H 1598, H 1608, H 1591, H 1597 là những giống lai. Nhìn chung các giống này có năng suất cao, kích cỡ hạt lớn và phù hợp với vùng sinh thái Kerala.
- Những giống được phóng thích cho vùng ARS, UAS, Ullai: bao gồm các giống Ullai-1, Ullai-2, Ullai-3. Đây là các giống được chọn lọc từ vùng Kerala, Andhra Pradesh.
Bảng 2.1 Đặc điểm năng suất và chất lượng hạt của các giống vùng Kerala
Hầu hết các nước trồng điều khác ở châu Á chưa có sự đầu tư thích đáng vào nghiên cứu điều. Một số nước như Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, có tuyển chọn một số giống điều có năng suất cao và hạt to nhưng chưa phổ biến rộng rãi trong sản xuất.
Bảng 2.2 Một số giống được khuyến cáo ở các nước trồng điều Châu Á
Nguồn: Report of the expert consultation on intergrated production practices in cashew in Asia (1997).
Hội nghị cố vấn về sản xuất điều được FAO tổ chức tại Thái Lan vào tháng 10 năm 1997 đã nhận định rằng: hạn chế chính của phát triển điều hiện nay là thiếu các giống điều thích nghi với từng vùng sản xuất. Thậm chí các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Philippines các giống được công nhận không cho năng suất ổn định khi trồng ở các vùng đất khác nhau. Do đó chương trình chọn giống thích nghi cho từng vùng sinh thái cần được ưu tiên.
Theo báo cáo của Rao (1997) việc áp dụng các biện pháp thâm canh có thể tăng năng suất từ 30 đến 78%; việc phòng trừ sâu bệnh đúng lúc tăng 37 – 49%. Tỉa cành tạo tán vào tháng 8 tăng 78% và tưới nước vào mùa khô tháng 1-3 hàng năm tăng 66%. Hầu hết các nước trồng điều khác ở Châu Á đều chưa có sự đầu tư thích đáng vào nghiên cứu điều. Một số nước như Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, có tuyển chọn một số giống điều năng suất cao và hạt to nhưng chưa phổ biến rộng rãi vào sản xuất.
Ở Châu Phi các nước Tanzania, Mozambique đã được FAO tài trợ những chương trình nghiên cứu và phát triển điều khá lớn, đặc biệt trong việc sưu tập và bảo quản nguồn gen. Ở Kenya van Eijnatten và Abubaker (1983) báo cáo rằng trồng điều theo luồng: hàng cách hàng từ 9 đến 12m và cây cách cây từ 2 đến 3m có thể gia tăng năng suất lên gấp 6 lần trong 5 năm đầu, 8 lần trong 10 năm đầu và 17 lần trong 25 năm đầu, khi so sánh với khoảng cách trồng 6 x 6m. Điều này cũng bước đầu được xác nhận và khuyến cáo ở Úc nơi mà khoảng cách hàng rộng thuận lợi cho việc cơ giới hóa.
Về nghiên cứu chọn tạo giống điều ở Úc trước kết phải kể đến Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Nông thôn gọi tắt là RIRDC đã có thành tựu to lớn trong việc đánh giá và chọn lọc con lai điều. Chương trình cải thiện giống cây trồng này đã được tiến hành tại hai địa điểm là Wildman River, thuộc miền Bắc Territory và Dimbulah, thuộc miền Bắc Queensland. Chương trình cải thiện giống điều được bắt đầu vào năm 1988 và đã tạo ra được 4.000 con lai mới, trong đó có 590 con lai có triển vọng nhất được đánh giá kỹ lưỡng trong suốt năm 1988-1999. Tất cả các con lai được trồng ở mỗi địa điểm được phân tích kiểu gen và kiểu hình để tìm ra các con lai có năng suất và chất lượng hạt cao nhất cũng như bố mẹ của chúng. Những giống có triển vọng là KAM 2, KAM 6, Guntur và 9/14.
Các kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính ở cây điều bằng kỹ thuật giâm hom cũng đã được Rao (1958), Milheiro (1969) ở Modămbic và Peixoto (1960) ở Braxin đề cập tới trên nhiều khía cạnh kỹ thuật khác nhau và đã được Coester và Ohler (1979) tổng hợp lại. Tuy nhiên họ vẫn nhận định rằng nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom tuy có triển vọng đối với cây điều nhưng khá tốn kém và đòi hỏi một số yêu cầu kỹ thuật cao (nhà kính, hoá chất kích thích ra rễ) nên khó phổ cập trong sản xuất.
Ghép là phương thức nhân giống vô tính được nhiều nước chú ý hơn trong công tác cải thiện giống cũng như xây dựng các vườn điều cao sản do những ưu điểm sau đây: duy trì được tất cả những phẩm chất tốt của cây mẹ, hệ số nhân giống cao, kỹ thuật nhân giống không quá phức tạp và không đòi hỏi những vật tư, thiết bị kỹ thuật đặc biệt như giâm hom, giá thành không quá đắt nên có thể sản xuất đại trà được.
Có 3 kỹ thuật ghép chính: ghép mắt, ghép bên và ghép ngọn đã được áp dụng cho cây điều. Các tác giả Peixoto (1960), Phadnis cùng cộng sự (1972) ở Ấn Độ đã có những nghiên cứu thí nghiệm về nhiều khía cạnh kỹ thuật của các cách ghép, cách xử lý cành ghép, mùa ghép và thời gian ghép, kỹ thuật ghép và chăm sóc cây ghép. Nhìn chung tỷ lệ sống của các phương pháp cũng chưa được cao (khoảng 30%).
Ngày nay các nước trồng điều trên thế giới rất chú trọng trong các biện pháp nhân giống vô tính cho cây điều. Vật liệu nhân giống được chọn lọc kỹ, mang các đặc điểm vượt trội được truyền lại cho cây con vô tính, ngoài ra cây vô tính thường ra hoa, kết hạt sớm hơn so với cây nhân giống từ hạt. Nhờ đó tạo được các vườn điều đồng đều, có năng suất cao, chất lượng hạt tốt và nhanh cho thu hoạch.
Khi gốc ghép và chồi ghép có đường kính tương đương nhau thì ghép chồi là phương pháp dễ làm và phổ biến từ lâu (Garner, 1958). Không đầu tư gì nhiều ngoài một con dao sắc, một dải ni lon để cố định bảo vệ cành ghép trên gốc ghép, và cành ghép đủ tiêu chuẩn chọn lọc về năng suất, tính chống chịu sâu bệnh và cho chất lượng hạt tốt. Điều cần lưu ý là chọn thời vụ ghép có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp để đạt tỷ lệ sống cao nhất. Sawke và cộng tác viên (1986) cho rằng có thể đạt tỷ lệ thành công ghép trên 84%. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 7595 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|