Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33333404

Thứ năm, 28-05-2015 | 09:43:24

Khi các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha lần đầu tiên mang những quả cà chua thuần chủng đến châu Âu 500 năm trước, loại quả này đã có kích cỡ khổng lồ so với loài họ hàng hoang dã chỉ có kích thước bằng quả ô liu. Các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu nền tảng di truyền của chu vi này đã mở ra một con đường “hô biến” các loại quả khác có kích cỡ to hơn. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện bí mật này khi nghiên cứu hai giống cà chua có đột biến tế bào, có nhiều nhánh rời ra khỏi phần ngọn và kết trái nhiều bất thường.

Thứ năm, 28-05-2015 | 09:46:23

Vật liệu nghiên cứu bao gồm giống rau cải xanh, ớt cay và cà chua. Các chủng vi khuẩn Bacillus bản địa được phân lập từ một số vùng trồng cây hàng năm (lạc, cà chua) tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm Bacillus subtilis chủng S13E2, Bacillus subtilis chủng S18F11 và Bacillus sp. chủng S20D12.

Thứ tư, 27-05-2015 | 08:23:59

Một nhóm các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor (CSHL) đã xác định một tập hợp các gien kiểm soát hoạt động sản xuất tế bào trong cà chua. Đột biến ở các gien này giải thích nguồn gốc của cà chua beefsteak quả lớn. Quan trọng hơn, nghiên cứu cho thấy cách thức các nhà lai tạo có thể tinh chỉnh kích cỡ quả. Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Nature Genetics. Trong hình dạng gốc, dạng hoang dã, cây cà chua cho ra những trái mọng nhỏ. Tuy nhiên, trong số những quả cà chua đầu tiên được đưa đến châu Âu từ Mexico bởi kẻ xâm chiếm Hernan Cortez trong những năm đầu thế kỷ 16 là loài cây beefsteaks quả rất lớn.

Thứ tư, 27-05-2015 | 09:14:06

Nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò như một nơi trú ẩn cho các loài thực vật hoang dã, bù đắp tổn thất đa dạng sinh học trên những nông trường canh tác theo phương pháp truyền thống. Những cánh đồng xung quanh nông trường hữu cơ có số loài thực vật hoang dã nhiều hơn, mang lại nhiều lợi ích cho các loài hoang dã. Nghiên cứu này có thể sẽ làm bùng nổ tranh cãi về lợi ích môi trường của việc canh tác hữu cơ.

 

Thứ tư, 27-05-2015 | 08:25:03

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke đã phát hiện ra một cơ chế kép nhằm làm chậm quá trình phân hủy bùn và có thể giúp giảm lượng khí thải các-bon điôxit (CO2) từ các đầm lầy trong suốt thời kỳ hạn hán.  Curtis J. Richardson, giám đốc Trung tâm Đất ngập nước Đại học Duke, đồng thời là giáo sư sinh thái tài nguyên của trường Nicholas thuộc Duke cho biết, có thể sử dụng phát hiện này để làm giảm đáng kể nguy cơ hạn hán và ấm lên toàn cầu đang gia tăng mà đang làm thay đổi các đầm lầy trên Trái đất từ bể chứa các-bon thành các nguồn phát thải các-bon như nhiều nhà khoa học đang lo ngại.

Thứ ba, 26-05-2015 | 08:32:39

Trên thế giới, trong các cây ngũ cốc, ngô (Zea mays L.) đứng hàng thứ ba trong tổng sản lượng toàn cầu sau cây lúa mì và lúa nước. Ngô là cây lương thực quan trọng trong nhiều nước, đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong thành phần dinh dưỡng bón cho cây ngô thì đạm (N) là dinh dưỡng quan trọng nhất, vì nó tham gia chính vào quá trình quang hợp và như vậy trực tiếp liên quan đến tổng lượng chất khô sản xuất ra.

Thứ ba, 26-05-2015 | 08:33:47

Kỹ thuật bảo quản rau quả bằng chất kháng etylen nói chung và 1-MCP nói riêng nhằm ức chế các phản ứng sinh lý, sinh hóa xảy ra bên trong tế bào rau quả đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kỹ thuật này mới chỉ được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây, đặc biệt đối với quả bơ.

Thứ hai, 25-05-2015 | 13:33:30

Tại sao cây lúa có thể phát triển cùng với những cây khác

 

Các nhà khoa học của Jander laboratory, Boyce Thomson Institute for Plant Research (BTI) đã tìm thấy một hợp chất có trong bất kỳ giống lúa nào, hợp chất này có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của những cây kế bên. Họ cùng với các nhà khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc, ĐH Yamagata và ĐH Kyoto, Nhật Bản, ĐH Cornell, Hoa Kỳ xác định hợp chất ấy, có tên gọi là b-tyrosine.

Thứ hai, 25-05-2015 | 13:34:12

Các nhà khoa học Trung Quốc đã nuôi những con bò cho thịt chứa nhiều axit béo có lợi có liên quan đến dầu cá. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Biotechnology Letters cũng nêu bật những thách thức khoa học còn tồn tại xung quanh nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Tây bắc A & F và Trung tâm Cải thiện Gia súc Quốc gia tại Yangling (Thiểm Tây) đã thành công trong việc đưa một gien vào các tế bào của thai cho giống bò Luxi Yellow - giống bò cao sản của Trung Quốc. Gien fat1 được phân lập từ một loài tuyến trùng mã hóa enzyme bão hòa có liên quan đến việc chuyển đổi axit béo không bão hòa đa n-6 thành n-3.

Chủ nhật, 24-05-2015 | 05:23:49

Rầy hại khoai tây là một loài côn trùng nhỏ bé, chỉ bằng một nửa kích thước của một hạt gạo, chúng có một màu xanh sáng giúp nó trà trộn với lá cây. Bất chấp ngoại hình khiêm tốn của mình, loài côn trùng gây hại bé nhỏ này khiến người nông dân tại một nửa khu vực phía đông của Hoa Kỳ phải đau đầu. Thông qua ăn nhiều loại cây trồng, bao gồm khoai tây, đậu xanh và cỏ linh lăng, loài rầy di trú hại khoai tây đã gây thiệt hại hàng triệu đô la mỗi năm.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD