Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  43
 Số lượt truy cập :  34065434

Thứ năm, 24-10-2013 | 08:15:26

Sự kết hợp nghiên cứu giữa khoa học thực vật và toán học mở đường cho một loạt các sự kiện cho phép thực vật sử dụng con đường C4 để tiến hóa từ thực vật C3. Các nỗ lực đã được bắt đầu bởi tiến sĩ Ben Williams và tiến sĩ Iain Johnston.

Thứ năm, 24-10-2013 | 08:13:38

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Calgary, Pháp cho biết phân đạm bón cho cây trồng bị tồn dư trong đất và lượng nitrat bị rò rỉ vào nguồn nước ngầm trong nhiều thập kỷ.

Thứ tư, 23-10-2013 | 08:21:54

Nấm Bunashimeji (nấm cẩm thạch) là tên gọi bằng tiếng Nhật của loài Hypsizygus marmoreus nằm trong chi Hypsizygus thuộc họ Tricholomataceae. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển nuôi trồng loài nấm này. Dự án sản xuất thử nghiệm được thực hiện nhằm hoàn thiện công nghệ nuôi trồng loài nấm Hypsizygus marmoreus chủng giống Nâu tại Đà Lạt theo hướng nội địa hóa công nghệ.

Thứ tư, 23-10-2013 | 08:21:02

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Cornell đã xác định được một số biện pháp quản lý nông nghiệp trên cánh đồng có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ nhiễm bệnh trong sản xuất từ hai tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là: salmonella - kẻ hủy diệt lớn nhất trong số các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, và Listeria monocytogenes.

Thứ ba, 22-10-2013 | 10:00:08

Cây Hồ tiêu (Piper nigrum) được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ 17 nhưng sản xuất hồ tiêu chỉ thực sự phát triển mạnh từ sau năm 1997 khi giá hồ tiêu trên thị trường tăng nhanh. Năm 1998 cả nước có 9.800 ha hồ tiêu, sau 7 năm (2004) đã có 52.500 ha, tốc độ tăng trên 6000 ha/năm đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

Thứ ba, 22-10-2013 | 08:06:55

Trong luận án tiến sĩ của mình, Ruth Sanz-Barrio, 1 kỹ sư nông nghiệp đến từ Trường Đại học Navarre, lần đầu tiên chứng minh tính khả thi của việc sử dụng các protein thuốc lá đặc thù (thioredoxin) làm công cụ công nghệ sinh học ở thực vật. Đặc biệt, cô đã tìm cách làm tăng 700% lượng tinh bột được tạo ra ở lá thuốc và 500% ở các loại đường có thể lên men.

Thứ hai, 21-10-2013 | 08:19:01

Người trồng nho và những loại trái cây khác, những nhà chế biến thực phẩm đều được hưởng lợi từ loại cảm biến nước về độ chính xác, ổn định và những thông số về độ ẩm. Nhưng loại cảm biến hiện nay có kích thước rất lớn có thể có giá hàng ngàn đôla và các thông số thường đọc được một cách thủ công.

Thứ hai, 21-10-2013 | 08:21:48

Immunogenomics là một lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các công cụ gen mới để làm sáng tỏ sự phức tạp của hệ thống miễn dịch và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, ung thư…thông qua phương pháp tiếp cận bộ gen. Công việc này hứa hẹn cải thiện các công cụ chuẩn đoán và cung cấp các phương pháp điều trị mới.

Chủ nhật, 20-10-2013 | 06:42:09

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Davis (UC Davis), Hoa Kỳ mới đây đã công bố một nghiên cứu cho thấy trong tế bào có một tỷ lệ nhỏ các nhiễm sắc thể ADN nằm bên ngoài nhân tế bào, tác động đáng kể đến sự trao đổi chất của tế bào. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra các mô hình cây Arabidopsis, qua đó nghiên cứu phương pháp điều trị những căn bệnh di truyền ở người trong tương lai.

Thứ sáu, 18-10-2013 | 18:38:48

Các nhà khoa học thuộc ĐH Banaras Hindu và Viện Nghiên Cứu Rau của Ấn Độ đã tiến hành tạo giống cà chua biến đổi gen thể hiện ZAT12 gene, điều khiển tính kháng nhiều loại hình stress cho cây. Phân tích Southern blot cho thấy gen ngoại lai này hợp nhất được vào trong genome cà chua ở thế hệ To. Phân tích RT-PCR xác định lại sự có mặt của gen này ở thế hệ T2. Năm trong sáu dòng cà chua biến đổi gen ấy có biểu hiện tối đa ZAT12 khi xử lý khô hạn trong vòng một tuần. Kết quả còn phân tích mối quan hệ với hàm lượng nước tương đối, sự kiện “electrolyte leakage”, chỉ số màu của diệp lục, hàm lượng hydrogen peroxide và hoạt động của catalase.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD