Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  35360364

Thứ năm, 02-05-2013 | 09:34:53

Các nhà khoa học tại Đại học Nam Dakota (SDSU) đang tìm kiếm giải pháp biến đổi vật liệu di truyền lấy từ lúa mì có nguồn gốc Ai Cập nhằm phát triển các giống lúa mì chịu hạn cho khu vực này. Theo Jai Rohila, một nhà sinh học phân tử, Phó giáo sư Khoa Sinh học và vi trùng học cho biết, nghiên cứu này chính là chìa khóa để phát triển nền nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ năm, 02-05-2013 | 01:01:11

Amoni nitrat là loại phân bón được sử dụng phổ biến nhưng khi được trộn lẫn với một loại nhiên liệu như dầu diesel, nó sẽ biến thành một chất nổ rất mạnh, như được chứng kiến trong vụ nổ nhà máy phân bón ở Texas tuần trước. Nhưng đó là việc sử dụng có chủ ý hợp chất trong các thiết bị nổ tự chế (IED) và hành vi khủng bố như đánh bom thành phố Oklahoma đang tạo ra nguồn bận tâm lớn hơn. Đó là lý do thúc đẩy Kevin Fleming, một kỹ sư quang học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, phát triển một loại phân bón thay thế không có khả năng gây nổ và do đó không thể sử dụng để sản xuất bom.

Thứ tư, 01-05-2013 | 00:28:51

BSES bắt đầu tuyển chọn giống Úc có tính kháng bệnh than đen mía ở Indonesia vào năm 1998, một vài tháng sau khi bệnh đã được tìm thấy trong vùng tưới tiêu sông Ord (ORIA) của Tây Úc. Dữ liệu từ các chương trình tuyển chọn cung cấp thông tin quan trọng về tính mẫn cảm của giống mía thương mại Úc đến bệnh than.

Thứ tư, 01-05-2013 | 00:28:17

Quá trình ngâm ủ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu suất nảy mầm và chất lượng cây giống. TS.Bùi Xuân Đông, Khoa Hóa - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu xây dựng phương pháp ngâm ủ mầm mạ dựa trên căn bản kích hoạt hệ enzyme nội tại trong hạt giống lúa bằng dung dịch nước hoạt hóa điện hóa (ECA). 

Thứ ba, 30-04-2013 | 00:11:52

Thanh lọc trong nhà lưới, giống lúa địa phương HT54 chống chịu nhiệt độ cao ở cả hai giai đoạn: mạ và vào chắc của hạt được ghi nhận. Nhóm tác giả đã phát triển qui trình đánh giá tính chống chịu nóng một cách tối hảo. Kết quả cho thấy cây mạ của giống lúa HT54 có thể chống chịu đến nhiệt độ 48°C trong vòng 79 giờ.

Thứ ba, 30-04-2013 | 06:27:57

Các nhà khoa học thuộc ĐH Wageningen, Hà Lan, Trung Tâm nghiên cứu John Innes, Anh Quốc và ĐH Ohio State, Hoa Kỳ đã phát triển một cách tiếp cận mới nhằm xác định những gen điều khiển tính kháng của khoai tây với Phytophthora infestans.

Thứ hai, 29-04-2013 | 00:55:23

Nhiệt độ đêm cao (HNTs) có thể làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa (Oryza sativa). Một phân tích có hệ thống về HNT ở mức độ phân tử và sinh lý học đã được thực hiện trên đồng ruộng. Mẫu giống lúa N22 (chống chịu) và Gharib (nhiễm), được đánh giá ở 22°C (đối chứng) và 28°C (HNT).

Thứ hai, 29-04-2013 | 00:51:13

Nghiên cứu của các nhà khoa học được BBSRC tài trợ, các nhà khoa học đến từ cơ quan nghiên cứu Rothamsted, Viện James Hutton, Viện Sinh học, Khoa học Môi trường và nông thôn (IBERS) tại trường Đại học Aberystwyth, trường Đại học Lancaster và trường Đại học Nottingham đã sử dụng một giống cỏ lai có tên gọi là cỏ ryegrass lâu năm (Lolium perenne ) với một loài có liên quan chặt chẽ gọi là cỏ đuôi trâu (Festuca pratensis). Họ kỳ vọng sẽ kết hợp tỉ lệ định hình và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của cỏ ryegrass với hệ thống rễ lớn, phát triển tốt và giữ nước hiệu quả của loài cỏ đuôi trâu.

Chủ nhật, 28-04-2013 | 19:07:10

Giống ngô lai MN-1 là sản phẩm của đề tài “ Chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn bằng phương pháp công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống”. Đề tài này trong khuôn khổ của “ Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”. Giống MN-1 đã được Cục Trồng trọt cho phép sản xuất thử từ năm 2012 và dự kiến sẽ xin công nhận giống chính thức vào năm 2014.

Thứ bảy, 27-04-2013 | 16:13:09

Xác định được lộ trình của proton trong quang tổng hợp

Thực vật là sinh vật quang hợp có khả năng chuyển hóa ánh sáng mặt trời để carbon dioxide, và nước trở thành nguồn năng lượng hóa học dự trữ được trong các màng của những tế bào đặc biệt thông qua một tiến trình giống như việc nạp điện cho pin.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD