Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33460705
Tuần tin khoa học 393 (18-24/08/2014)
Thứ sáu, 15-08-2014 | 16:23:39

Biểu hiện gen MxIRT1 làm tăng hàm lượng sắt và kẽm trong gạo

 

Sắt và kẽm là những vi khoáng quan trọng vô cùng cần thiết cho dinh dưỡng của người và động vật. Thiếu sắt có thể dẫn đến chết, mà hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển - nơi mà cơm gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Song Tan và ctv. thuộc Capital Normal University, Bắc Kinh, trung Quốc, đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích phát triển các giống lúa giàu sắt và kẽm. Họ đã cho biểu hiện thành công gen mã hóa MxIRT1, một phân tử vận chuyển sắt (ferrous transporter) từ giống cây táo có tính chất hiệu quả về dinh dưỡng sắt (iron-efficient apple tree: Malus xiaojifactnensis) du nhập vào genome cây lúa. Sự biểu hiện thành công gen mã hóa MxIRT1 trong cây lúa transgenic đã được ghi nhận. Hàm lượng sắt và kẽm tăng gấp ba lần trong cây lúa bình thường, không chuyển gen. Những xét nghiệm khác cho kết quả sắt vận chuyển tích cực trong cây lúa so với cadmium chứng minh rằng sắt sẵn sàng hữu dụng ở những vùng phụ cận. Kết quả còn cho thấy MxIRT1 là một gen ứng cử viên rất tốt trong chiến lược biofortification của lúa đối với sắt và kẽm.

Xem http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-014-9822-z.

 

Phát triển vaccin peptide trên cơ sở lúa gạo để phòng ngừa dị ứng do phấn hoa

 

Nhà khoa học Fumio Takaiwa và Lijung Yang thuộc National Institute of Agrobiological Sciences, Nhật Bản, đã phát triển thành công vaccin peptide để áp dụng cho người Nhật bị dị ứng phấn hoa (Japanese cedar pollinosis), một dị ứng phổ biến gây ra nhiều biến chứng khác nhau ở Nhật Bản. Họ đã phát triển các hạt transgenic có chứa bảy T-cell epitopes (Crp3) mới, thêm vào đó là những T-cell epitopes được sử dụng trong 7Crp peptide. Sau đó, họ cho thể hiện đồng loạt những T-cell epitopes độc nhất (6Chao) có từ chất gây dị ứng từ phấn hoa cây bách Nhật Bản (Japanese cypress pollen allergens) Cha o 1Cha o 2 có trong hạt lúa chuyển gen chứa 7CrpCrp3. Các hạt thóc chuyển gen này chứa nhiều T-cell epitopes với mức độ đồng hợp tử cao dẫn xuất từ các chất gây dị ứng của phấn hoa cây tuyết tùng (cedar) và cây bách (cypress), chúng được người ta kỳ vọng là có khả năng áp dụng đại trà cho các bệnh nhân đang bị dị ứng bởi phấn hoa.

Xem http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-014-9790-3.

 

 

Báo cáo công nghệ sinh học động vật: Kết quả nghiên cứu và thị trường

 

Trong báo cáo công nghệ sinh học năm 2014, người ta đã ghi nhận kết quả nghiên cứu và khả năng thị trường. Báo cáo mô tả và đánh giá công nghệ sinh học động vật và những ứng dụng của chúng trong thuốc thú y và bệnh học cũng như thức ăn chăn nuôi. Kết quả này bao gồm nhiều tóm lược của hơn 100 công ty có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học động vật, và các hoạt động nghiên cứu của 11 Viện liên quan đến thú y và chăn nuôi. Theo đó, công nghệ sinh học có tiềm năng áp dụng trong quản lý nhiều bệnh tật của gia súc ví dụ như bệnh lỡ mồm long móng (FMD), bệnh sốt của heo (classical swine fever), cúm gia cầm (avian flu), và bệnh bại não bò (bovine spongiform encephalopathy). Sản phẩm nổi bật về biotech là các vaccines, đặc biệt vaccin tái tổ hợp di truyền hoặc DNA vaccines. Liệu pháp gen để trị bệnh gia súc cũng tiến bộ rất đáng kể bởi vì các giải pháp lâm sàng cho người đã được phát triển trên cơ sở vận dụng trên động vật thử nghiệm, hơn nữa có nhiều bệnh của người giống với bệnh của chó, mèo. Thuốc thú y đang được sử dụng trên cơ sở công nghệ phân tử RNA can thiệp. Xem:

  http://www.researchandmarkets.com/reports/39075/animal_biotechnology_technologies_markets_and.pdf.

 

 

Chất trích từ cây ngải đỏ chuyển gen (GM Red Sage) dùng để chữa bỏng

 

Yếu tố tăng trưởng số 1 “acidic fibroblast” của người (FGF-1) có chức năng quan trọng trong sự hình thành mạch (angiogenesis) và tái tạo lại mô. Cây ngải đỏ, tên tiến Anh là “red sage” (tên khoa học: Salvia miltiorrhiza) là cây thuốc dân gian được sử dụng ở Trung Quốc đối với nhiều bệnh hại. Dehu Liu và ctv. thuộc Chinese Academy of Agricultural Sciences hiện đang nghiên cứu nếu gen mã hóa FGF-1 biểu hiện trong cây ngải đỏ, nó có thể tăng cường việc chữa lành các vết bỏng. Protein FGF-1 biểu hiện trong cây S. miltiorrhiza chuyển gen ở mức độ cao, được người ta tìm thấy trên lá. Tách chiết lá cây chuyển gen S. miltiorrhiza sản phẩm ấy sẽ kích thích sự gia tăng nhanh các tế bào cơ của chuột (mouse fibroblast cells) và làm hình thành mạch (angiogenesis) trong phôi gà. Chất trích ấy có chức năng chữa bệnh đối với cả hai FGF-1 và ngải đỏ. Áp dụng có tính thời sự như vậy được vận dụng vào liệu pháp hữa trị bệnh bỏng.

Xem: http://www.biomedcentral.com/1472-6750/14/74/abstract.

 

Kỹ thuật FISH (Fluorescence In Situ Hybridization) và kỹ thuật OM (Optical Mapping) có tác dụng hiệu chỉnh sắp xếp “Scaffold” trong genome cây cà chua.

 

Lindsay A. Shearer và ctv. (2014) đã công bố tài liệu khoa học này trên tạp chí Genes, Genomes, Genetics (G3) vào tháng Tám 2014 [4: 1395-1405].

Một scaffold là một phần của genome sequence được tái tạo từ các clones trong kỹ thuật shotgun trên toàn bộ genome tính từ đầu đến cuối dây DNA. Scaffolds bao gồm tất cả những contigs và những đoạn hở (gaps). Gaps xảy ra trong quá trình đọc trình tự của máy từ hai đầu trình tự (two sequenced ends) của ít nhất một lần trùng lập (overlap) với các kết quả đọc khác giữa hai contigs khác nhau.

Thứ tự and định hướng sắp xếp của tất cả 91 scaffolds đã được giải trình tự trong 12 phân tử giả (pseudomolecules). Xét theo kết quả trước đây trên cà chua (Solanum lycopersicum, 2n = 2x = 24), thì trình tự genome này đã được xác định vị trí trên cơ sở chỉ thị phân tử (marker order) trong một bản đồ phân giải cao (high-density linkage map). Ở đây, các tác giả ghi nhận sự sắp xếp như vậy của những scaffolds đã được xác định bởi hai phương pháp vật lý độc lập nhau, đó là kỹ thuật BAC-FISH, được viết tắt từ thuật ngự khoa học bacterial artificial chromosome–fluorescence in situ hybridization và kỹ thuật OP viết tắt từ thuật ngữ optical mapping. Nhờ vị trí của những dòng BACs tại đầu những scaffolds người ta có thể kéo dài các phức có tính chất synaptonemal trong cà chua (nhiễm sắc thể ở giai đoạn pachytene). Họ đã chứng minh rằng 45 scaffolds, đại diện cho một phần ba genome cà chua, đã được sắp xếp lại  khác với bản đồ linkage trước đây. Những scaffolds này xảy ra hầu hết trong đoạn nhiễm sắc thể có tính chất pericentric heterochromatin, ở đó, 77% genome cà chua định vị. Ở đó, bản đồ liên kết gen (linkage map) ít chính xác nhất do tần suất quấn chéo bị suy giảm. Mặc dù rất hữu dụng đối với một phần nào đó của genome, kỹ thuật “optical mapping” cho kết quả khá toàn diện so với sự sắp xếp scaffold của FISH, nhưng thường không đồng thuận với sắp xếp scaffold trên cơ sở bản đồ liên kết. Sự sắp xếp scaffold như vậy căn cứ trên kỹ thuật FISH và OP làm thay đổi các vị tyri1 của hàng trăm markers trong bản đồ liên kết, đặc biệt là trên nhiễm sắc thể heterochromatin (dị nhiễm).

Xem   http://www.g3journal.org/content/4/8/1395.abstract?etoc

 

Hình 3 Thí dụ về định vị cùng một lúc do FISH với bốn dòng BACs để làm rõ ranh giới của hai scaffolds và đoạn hở giữa hai scaffolds trên SC 3. Vì số scaffold căn cứ trên bản đồ liên kết, hai scaffolds liền kề nhau được đánh số 1 và 4,trong khi scaffolds 2 và 3 được định vị bằng FISH sẽ có vị trí trên nhánh dài của nhiễm sắc thể 3.

Trở lại      In      Số lần xem: 953

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD