Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33359052
Tuần tin khoa học 395 (01 - 07/09/2014)
Chủ nhật, 31-08-2014 | 09:05:52

Nghiên cứu genome theo chiều rộng các cây poplar Study minh chứng cho sự kiện chọn lọc di truyền

 

Các nhà khoa học thuộc Oak Ridge National Laboratory, Department of Energy Joint Genome Institute, và ĐH West Virginia đã sử dụng một phối hợp có thuật ngữ chuyên môn là “genome-wide selection” để quét và phân tích dữ liệu nhằm làm rõ tiến trình biến dị di truyển xảy ra trong quần thể cây poplar (hình). Họ đã sưu tập được 1.100 mẫu quần thể hoang dã cây poplar tại tiểu bang California, Oregon, Washington và British Columbia. Sau đó, các mẫu này được nhân rộng ra tại 3 trang trại thuộc California và Oregon. Để phân tích, họ đã thanh lọc lại còn 544 cá thể không có liên quan nhau mà kiểu gen của chúng có thể được xác định một cách chính xác sao cho việc định tính cơ sở di truyền khả thi trong xem xét biến dị có tính chất thích nghi. Công việc nghiên cứu chuyển từ mộ phương pháp tiếp cận với gen ứng viên sang phương pháp tiếp cận mang tính chất mô phỏng toán có qui mô lớn, điều này cho phép chúng ta phân tích genome sử dụng trình tự genome poplar đã được công bố trước đây. Phân tích cho thấy ở đâu có thể thực hiện fingerprints (kỹ thuật đánh dấu DNA) của sự kiện chọn lọc và gen gì có thể sử dụng để fingerprints như vậy. Nhóm nghiên cứu đã phân lập được 397 vùng trong genome có khả năng đóng góp đối vói các tính trạng có tính chất thích nghi đối với quần thể hoang dã của cây poplars.

Xem http://jgi.doe.gov/signatures-selection-inscribed-poplar-genomes/.

Gen DOG1 (DELAY OF GERMINATION 1) tạo ra cơ chế duy trì tính ngủ nghỉ của hạt thích ứng với nhiệt độ và sự điều khiển hàm lượng gibberellin có tính chất bị lệ thuộc, trong sự nẩy mầm của hạt

Kai Graeber và ctv. (2014) đã công bố trên tạp chí PNAS August 26, 2014; Vol.111; No.34: E3571–E3580, về cơ chế sinh lý tính miên trạng của hạt.

Cơ chế ngủ nghỉ (miên trạng) của hạt thực vật đã tiến hóa làm trì hoãn sự nẩy mầm khi mùa vụ thích hợp để tăng trưởng cây con. Thời gian nẩy mầm là tích thích nghi rất quan trọng – là tính trạng biểu hiện sớm nhất trong cuộc đời của cây. Nó quyết định sự thống nhất của cây với hệ thống sinh thái nông nghiệp và bản chất của tự nhiên. Gen DELAY OF GERMINATION 1 (DOG1) có biến dị di truyền trong tự nhiên về miên trạng của hạt, là gen đặc biệt thứ nhất được dòng hóa thành công. Nó mã hóa một protein chưa biết rõ chức năng. Các tác giả đã chứng minh rằng gen DOG1 điều khiển miên trạng của nhiều loài thực vật khác nhau nhờ bật tắt cửa sổ nhiệt độ tối hảo ở xung quanh khi nẩy mầm. Thời khắc ấy có được nhờ sự thay đổi có tính chất điều kiện của nhiệt độ đối với sự biến dưỡng của kích thích tố gibberellin, dẫn đến những thay đổi của các gen có chức năng làm suy yếu màng phủ bên ngoài hạt giống phần bao bọc phôi mầm. Cơ chế miên trạng của võ bao có tính chất bảo thủ ấy được vận động bởi DOG1, chúng kiểm soát thời khắc nẩy mầm của hạt với nhiệt độ thích hợp. Sự nẩy mầm của hạt là một nội dung quan trọng trong chu kỳ sống của thực vật vì nó xác định sự sống còn của thế hệ kế tiếp. Để phát hiện điều kiện không gian và thời gian tối hảo cho nẩy mầm, hạt giống hoạt động như những sensors của môi trường vô cùng tinh tế  hợp nhất các thông tin thí dụ như nhiệt độ ở xung quanh. Người ta chứng minh rằng gen DELAY OF GERMINATION 1 (DOG1), có chức năng giúp cây thích ứng với miên trạng trong các điều kiện khác nhau về môi trường, xác định được nhiệt độ tối hảo cho nẩy mầm. Thông quan thí nghiệm về sự trao đổi thuận nghịch của gen (reciprocal gene-swapping) giữa các loài của Brassicaceae, cơ chế miên trạng dựa trên cơ sở DOG1 luôn được bảo tồn. Các phân tích hóa sinh cho thấy cơ chế ấy điều hòa những đặc điểm của vật chất trong phôi nhũ, một màng bao của mô đóng vai trò quan trọng như một vật cản (germination barrier) sự nẩy mầm để kiểm soát “coat dormancy” (miên trạng của võ bao). DOG1 ức chế sữ thể hiện của các gen mã hóa gibberellin (GA), mã hóa các protein tái lập trình thành tế bào trong điều kiện nhiệt độ nhất định nào đó. Hơn nữa, DOG1 còn gây ra những thay đổi tùy theo nhiệt độ bên ngoài trong cơ chế biến dưỡng GA của hạt. Những thay đổi cơ chế của hormone được chuyển đi nhờ các gen khác nhau trên cơ sở thay đổi nhiệt độ, các gen ấy mã hóa những enzymes cơ bản trong lộ trình sinh tổng hợp GA. Những ảnh hưởng của DOG1 làm cho sự điều khiển của phôi nhũ trên cơ sở thay đổi nhiệt độ trở nên yếu hơn và khẳng định được nhiệt độ nào tối hảo cho nẩy mầm. Cơ chế có tính chất bảo thủ ấy của DOG1 đối với “coat-dormancy” cung cấp một cơ chế siêu nhạy cảm với nhiệt độ trong điều khiển thời khắc mà hạt sẽ nẩy mầm.

Fig. 1.Xem http://www.pnas.org/content/111/34/E3571.abstract.html?etoc

Hình. 1. Hai gen DOG1 biểu hiện trong hạt, LesaDOG1ALesaDOG1B, trong loài cây hai lá mầm (2n = 24) s L. sativum. (A) Nhiễm sắc thể (NST) được nhuộm phẩm màu DAPI trong gián phân đẳng nhiễm (metaphase II) lấy từ mô của nụ hoa cây L. sativum có 12 NST, cho thấy meiosis (gián phân giảm nhiễm) xảy ra bình thường. B) Phân tích Southern blot  genome của L. sativum FR14 cho thấy có hai gen DOG1. (C) So sánh từng cặp chuỗi trình tự của LesaDOG1ALesaDOG1B (nearly full-length) gDNA sequences. (D) Sự phong phú của phân từ transcript (Upper Left) của 2 gen LesaDOG1ALesaDOG1B trong những mô khác nhau.

 

SẮN CHỐNG CHỊU KHÔ HẠN THÔNG QUA KỸ THUẬT THÍCH NGHI VỚI LẠNH

 

Sắn hay khoai mì (Manihot esculenta) có thể chống chịu được nhiệt độ cực kỳ lạnh sau khi xử lý kỹ thuật “chilling acclimation” (thích nghi khí hậu lạnh nhân tạo). Ming Peng và Weixiong Zhang thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Nông Nghiệp Nhiệt đới, Trung Quốc và Đại Học Jianghan University, theo thứ tự, đang tiếp tục thử nghiệm cơ chế thích nghi lạnh theo kiểu này. Cây được xử lý dưới 3 điều kiện khác nhau (14°C), tạo chilling stress sau khi cho thich nghitheo kỹ thuật chilling acclimation (cây sắn qua 5 ngày được xử lý kỹ thuật thích nghi chilling acclimation được chuyển vào buồng nuôi cấy có nhiệt độ 4°C và tạo sốc lạnh (chilling shock) (cho rơi từ nhiệt độ 24°C xuống còn  4°C). Sự thể hiện gen được so sánh với cây đối chứng (sinh trưởng phát triển ở điều kiện bình thường). Kết quả cho thấy kỹ thuật chilling acclimation giúp cây phát triển tốt hệ thống miễn dịch đối với stress lạnh khắc nghiệt hơn nhờ kích hoạt các gen điều khiển việc bảo tồn chất dinh dưỡng giúp nó có khả năng tự vệ tốt.

Xem chi tiết trên tạp chí BMC Plant Biology: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/207 com/1471-2229/14/207

BMC Plant Biology 2014, 14:207  doi:10.1186/s12870-014-0207-5

 

http://www.biomedcentral.com/content/figures/s12870-014-0207-5-1.jpg

Hình 1. Kết quả phân tích phổ transcriptome và microRNAome và kết quả biến dị trong điều kiện bình thường (NC) trong điều kiện 3 nghiệm thức gây stress lạnh – chilling shock (CS), chilling acclimation (CA) và chilling after chilling acclimation (CCA).

(A) Số gen thể hiện (DE) và số phân tử miRNAs có trong 4 điều kiện khác nhau.

(B) Tương quan giữa các gen điều tiết theo kiểu UP và DOWN, các phân tử miRNAs của nghiệm thức CS và CA so sánh với nghiệm thức NC.

(C) Giống như (B); tương quan giữa các gen điều tiết theo kiểu UP và DOWN , các phân tử miRNAs khi chuyển từ NC sang AC và chuyển từ AC sang ACC.

 

Thông Báo

 

Hội nghị quốc tế BIO Asia lần thứ 12.

 

Hội nghị quốc tế BIO Asia hàng năm lần thứ 12 sẽ được tổ chức vào ngày 24-25 tháng Ba, 2015; tại Tokyo, Nhật Bản.

Xem http://www.bio.org/events/conferences/bio-asia-international-conference.

Trở lại      In      Số lần xem: 883

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD