Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33359809
Tuần tin khoa học 411 (22-28/12/2014)
Thứ bảy, 20-12-2014 | 06:28:55

Xác định các yếu tố di truyền về số hạt và kích cỡ hạt

 

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Bath đã nghiên cứu hai tính trạng chính của hạt là kích cỡ hạt và số lượng hạt, mà hai tính trạng ấy rất cần thiết trong cải tiến năng suất cây trồng. Điển hình là, kích cỡ hạt bé sẽ làm cho số hạt tăng cao, ngược lại hạt to sẽ có số lượng hạt ít hơn. Kịch bản ấy xảy ra do có mối tương quan nghịch và chặt chẽ giữa hai tính trạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cơ sở di truyền của biến bị tự nhiên về kích cỡ hạt và số hạt để xác định các yếu tố có liên quan với chúng. Người ta thiết kế một quần thể có tên là MAGIC (multiparent advanced generation intercross) với những dòng MAGIC của cây Arabidopsis thaliana. Vị trí chính xác của các nhiễm sắc thể có chứa gen đích điều khiển tính trạng kích cỡ hạt và số hạt có thể được xác định thông qua các dòng MAGIC này. Một bản đồ QTL được thực hiện cho thấy có một QTL không trùng lắp giữa tính trạng kích cỡ hạt và số lượng hạt. Kết quả cho thấy những yếu tố di truyền của hai tính trạng này định vị khác nhau trên genome. Nó hoàn toàn độc lập trong điềi khiển tính trạng kích cỡ hạt và số lượng hạt. Nếu chỉ cải tiến một tính trạng sẽ không ảnh hưởng đến tính trạng còn lại.

 

Xem: http://www.bath.ac.uk/news/2014/12/12/seed-size-2/http://www.genetics.org/content/198/4/1751.full.pdf.

 

Cải tiến tính chống chịu mặn của cây khoai lang biến đổi gen

 

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Nông Nghiệp Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu gen maspardin (IbMas) trong cải tiến tính trạng chống chịu mặn của khoai lang. IbMas là một thành viên của họ gen (superfamily) α/β có trong giống khoai lang chống chịu mặn. Nghiên cứu này được thực hiện bởi điều hòa thể hiện gen theo kiểu UP đối với gen IbMas trong cây khoai lang dưới điều kiện stress mặn. Kết quả cho thấy có thể hiện mạnh mẽ (overexpression) của gen IbMas trong khoai lang, cải tiến được tính chống chịu mặn, với hoạt động tăng cường của superoxide dismutase và quang hợp, với hàm lượng proline. Sự hiện diện của điều tiết theo kiểu UP của gen đáp ứng với stress mặn đã được quan sát. Kết quả cho thấy khả năng của IbMas trong sự kiện tăng cường tính chống chịu mặn của cây khoai lang biến đổi gen.

 

Xem: http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0115128#authcontrib.

 

Hình: Khoai lang GM biểu hiện mạnh mẽ gen IbMas.

 

Không có rủi ro trong dòng chảy của gen cây khoai tây GM ở Peru

 

Các nhà khoa học đã xây dựng nên một dòng chảy tự nhiên của một gen (natural movement) từ giống khoai tây biến đổi gen (transgene), không do chọn lọc từ nông dân, mà từ ruộng trồng đại trà giống khoai tây GM này đối với giống khoai tây bản địa sau một thời gian dài ở mức độ có thể phát hiện được. Các nhà khoa học của Truung Tâm Khoai Tây Quốc Tế (CIP), đứng đầu là Dr. Marc Ghislain đã ghi nhận sự phát hiện này với bài viết được công bố trên Springer vào tháng Bảy năm 2014. Đó là kết quả từ một thí nghiệm mà ở đó các nhà khoa học có thể biết được sự tạp giao trong thiên nhiên của những giống bản địa với một giống ngoại lai (exotic variety), giống ‘Yungay'. Giống ngoại lai này và các giống bản địa đồng thể hiện trên vùng canh tác từ 15 đến 25 năm rồi ở Peruvian Andes. Thí nghiệm có 688 giống bản địa, không có giống nào là giống hybrid với Yungay là bố mẹ. Thí nghiệm cần phải có liên hệ minh chứng rằng có thể có du nhập giống khoai tây GM trong vùng Andean để dẫn đến kết quả du nhập transgene không mong muốn vào nguồn di truyền giống khoai tây địa phương, bởi vì nó cho kết quả âm tính đối với đa dạng sinh học. "Kết quả có tính thuyết phục, minh chứng khoa học có ý nghĩa để bác bỏ luận điểm có tính chất phòng xa về một lệnh cấm đoán đơn phương trong trồng trọt giống khoai tây GM ở tại trung tâm nguồn giốc loài khoai tây Peru." Dr. Ghislain đã nói như vậy.

 

Xem http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-014-9854-4. Địa chỉ mail liên hệ với Dr. Marc Ghislain m.ghislain@cgiar.org.

 

Osmotin-like Protein của cây cà độc dược (Black Nightshade) liên quan đến tính chống chịu hạn của đậu nành

 

Khô hạn là yếu tố môi trường quan trọng nhất làm thiệt hại năng suất cây trồng, nhất là cây đậu nành soybeans [Glycine max (L.) Merr.]. Maria Fátima Grossi-de-Sa và Maria Helena Bodanese-Zanettini thuộc Đại Học Federal do Rio Grande do Sul, đã chuyển một gen (SnOLP) mã hóa một protein có tên là osmotin-like protein (điều hòa áp suất thẩm thấu) của cây cà Solanum nigrum var. americanum (black nightshade) vào trong genome cây đậu nành và tạo ra hai dòng đậu nành GM biểu hiện tốt SnOLP. Dòng đậu nành biến đổi gen này cải thiện tốt hơn dòng đối chứng khi trồng nó trong điều kiện thiếu nước tưới. Các thông số sinh lý học trên lá cho thấy dòng transgenic duy trì được thế năng giữa nước của lá tốt hơn trước lúc rạng đông (predawn), tốc độ đồng hóa thuần CO2 cao hơn, đóng mở khí khổng tốt hơn và mức độ thoát hơi nước tốt hơn so với cây không phải transgenic. Sự giảm năng suất và khối lượng 100 hạt được quan sát ở trên cả hai cây transgenic và không phải transgenic dưới điều kiện thiếu nước, nhưng kết quả rõ hơn trên cây không phải transgenic. Sự biểu hiện của gen SnOLP trong đậu nành transgenic đã cải thiện được phản ứng đối với quang hợp và yếu tố hình thành năng suất của cây trong điều kiện khô hạn, cho thấy sự quan trọng của gen này.

 

Xem: http://www.biomedcentral.com/content/pdf/s12870-014-0343-y.pdf

 

Cây gia hệ của lớp CHIM

 

Một consortium của các nhà khoa học chuyên ngành CHIM đã cho ra mắt công trình nghiên cứu về cây gia hệ của lớp Chim, bao gồm các thông tin di truyền về 48 loài (species) chim chứng minh làm thế nào dòng giống chim sinh ra và phát triển sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction) tiêu diệt loài khủng long (dinosaurs). Nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ có tính chất tiến hóa của những nhóm chi hiện đại và luận cứ trên một vài thông tin di truyền trên cơ sở các tính trạng của chim ví dụ như tiếng hót của chim, tính trạng không có răng của chim, màu lông vũ, và mắt có màu sắc. Nghiên cứu còn tìm ra tính chất tiến hóa của giọng hót một cách độc lập giữa các loài chim biết hót (songbirds), chim vẹt (parrots), và chim ruồi (hummingbirds). Nghiên cứu cho thấy có một bộ gen với khoảng 50 gen trong loài chim biết hót giống với gen điều khiển thanh âm của người. Các loài bao gồm chim cánh cụt (penguins), chim ưng (falcons), diều hâu (eagles), chim gõ kiến (woodpeckers), chim cú mèo (owls), chim kền kền (vultures), bồ nông (pelicans), chim cò, hạc (cranes), quạ đen (rows), chim mỏ sừng (hornbills), chim cốc (cormorants), chim ruồi (hummingbirds), bồ câu (pigeons), vịt (ducks), gà (chickens), gà tây (turkeys), đà điểu (ostriches), chim sẻ (finches), chim lặn dưới nước (loons), chim hồng hạc (flamingos), chim én (swifts), và chim “White-throated Tinamou” (tên khoa học Tinamus guttatus).

 

Xem http://www.sciencemag.org/content/346/6215/1308.short.

 

 

DNA giúp người ta biết được nhu cầu dinh dưỡng

 

Các nhà khoa học của Đại Học Toronto cho rằng người ta có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau đối với từng cá nhân trên cơ sở lập trình của bộ máy di truyền. Họ còn tư vấn khẩu phần ăn của cá nhân dựa trên kết quả xem xét DNA cải thiện được tập tính ăn hằng ngày sao cho tốt hơn, so sánh với các khuyến cáo ăn kiêng theo tiêu chuẩn mới. Ngành học mới như vậy được gọi với thuận ngữ là “nutrigenetics” (di truyền học về dinh dưỡng), nhằm mục đích giúp người ta biết vì sao có người này khác với người kia về khả năng đáp ứng với loại thực phẩm nào đó. Di dưỡng của cá nhân đặc thù, là một ngành của y học, giúp người ta áp dụng một cách thích ứng với “nutrigenomics” cắt bớt được dư thừa dinh dưỡng theo kết quả xét nghiệm DNA từng cá nhân.

 

Xem PLoS One. http://www.medicalnewstoday.com/releases/285505.php.

 

Thông Báo

 

Microbiome Forum: Asia

 

Diễn Đàn Microbiom Châu Á sẽ được tổ chức vào ngày 19-20, tháng Giêng 2015, tại Kuala Lumpur, Malaysia

Xem: http://www.globalengage.co.uk/microbiome/asia/agenda.html.

Trở lại      In      Số lần xem: 1086

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD