Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33431886
Tuần tin khoa học 415 (19-25/01/2015)
Thứ sáu, 16-01-2015 | 17:10:06

Tác động của ẩm độ và nhiệt độ đối với sự suy thoái Bt Protein trong đất

 

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Shanxi, Trung Quốc và ĐH Northern State, Hoa Kỳ, đã đánh giá tác động của ẩm độ và nhiệt độ đối với sự suy thoái Cry1Ac trong cây bông vải ở trong đất. Bt protein này có ở trong lá và nụ hoa trên cây bông Bt rơi xuống đất, người ta đánh giá hàm lượng protein như vậy trong điều kiện thí nghiệm ở trong phòng với ẩm độ và nhiệt độ được chủ động thiết kế. Kết quả cho thấy rằng Bt protein của lá và nụ bông khi rụng xuống rất nhanh chóng bị phân giải trong lần quan sát đầu tiên (trước 48 ngày). Theo sau đó, là sự  suy thoái chậm dần trong lần quan sát về sau với nghiệm thức ẩm độ và nhiệt độ khác nhau. Sự suy thoái nhanh nhất xảy ra ở nghiệm thức đầu tiên, 350C + 70% ẩm độ không khí. Do đó, người ta kết luận rằng Cry1Ac từ chất thãi của cây bông Bt sẽ không tồn tại quá lâu và tích tụ trong đất ngay trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ bình thường.

 

Xem PlosOne: http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0115240.

 

Phân tích Transcriptome quả chuối khi chín

 

Chuối  là loại trái cây nhạy cảm với khí hậu và sự chín của trái tùy thuộc rất lớn vào khí ethylene. Điều này làm cho sự kiện trái chín sau thu hoạch nhanh chóng, rút ngắn thời gian sau thu hoạch và làm cho việc thất thoát sản lượng lớn. Muốn hiểu rõ hơn cơ chế chín của trái chuối, Mehar H. Asif và Prabodh K. Trivedi thuộc National Botanical Research Institute, Council of Scientific and Industrial Research and the Academy of Scientific and Innovative Research in India, thực hiện một nghiên cứu để đánh giá những thay đổi có tính chất nguyên tắc chung của transcriptome quả chuối trong suốt quá trình chín trái. Nhóm tác giả đã giải trình tự của những transcriptomes trái chuối đã chín và chuối chưa chín. Số lượng gen chuối khi chín biến thiên rất nhiều đã được người ta xác định. Thành phần của các họ gen mã hóa expansin xyloglucan transglycosylase / hydrolase (XTH) đã được tìm thấy với sự điều tiết theo kiểu UP khi chuối chín, cho thấy vai trò của chúng trong sự kiện làm quả chuối mềm đi. Nhiều gen điều tiết rất khác nhau có trong sự thoái hóa thành tế bào và tổng hợp mùi thơm bay ra. Số lượng lớn các gen này có thể là những gen mới của genome cây chuối và và những ứng cử viên rất tốt cho nghiên cứu sâu hơn. Kết quả sẽ giúp chúng ta thao tác trên mẫu chuối để quyết định ngày chín và làm giảm thất thoát sau thu hoạch.

 

Xem: http://www.biomedcentral.com/1471-2229/14/316.

 

Black Cottonwood (Populus trichocarpa) được cải tiến thông qua Genomics

 

 Công trình nghiên cứu tập thể nhằm cải tiến sự thích nghi với môi trường của cây rừng thông qua lai giống được thức hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại Học Virginia Tech và West Virginia University. Người ta thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích cải tiến giống thông qua giải trình tựcây rừng “black cottonwood” (tên khoa học là Populus trichocerma) cò được gọi là western balsam poplar or California poplar. Cây Black cottonwood khi bị cắt ra có thể mang đem trồng vô tính trong khu thí nghiệm California và British Columbia. Người ta muốn xác định ản hưởng của môi trường đến sự tăng trưởng của cây rừng này.  Nghiên cứu cho thấy có hai gen liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, FT1 FT2. FT1 có trong sự điều tiết sự dịch chuyển của hoa, trong khi gen FT2 điều khiển sự ngưng tắng trưởng để rụng lá và tạo nụ chồi. Mốt chức năng khác của FT1 là giải phóng sự ngủ đông (winter dormancy) thông qua  số liệu của “population genomics”. Bộ dữ liệu này còn cho thấy sự kết hợp của những biến thiên di truyền trong gen FT2  về thay đổi thời gian tạo nụ chồi. Kết quả này giúp chúng ta hiểu được cách thức giúp cây đáp ứng với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn.

 

Xem: http://www.vtnews.vt.edu/articles/2014/12/122314-cnre-treegenome.html.

 

THÔNG BÁO

 

Symposium hàng năm lần thứ Tám về Nông Nghiệp

 

8th Annual International Symposium on Agriculture sẽ được tổ chức vào ngày 13-16, tháng Bảy 2015, tại Athens, Hi Lạp. Xem chi tiết: http://www.atiner.gr/agriculture.htm

 

Ảnh tư liệu bệnh cây và hướng dẫn trực tuyến

 

Dr. Rob Williams (IITA, ICRISAT, CIBA GEIGY & CABI), hợp tác với Dr. Kathie Hodge of Cornell University's Department of Plant Pathology and Plant Microbe Biology, đã thực hiện thành côn bộ sưu tập ảnh tư liệu on-line về bệnh cây với chú thích theo hình thức “key information” các mẫu bệnh và các pathogens gây ra bệnh. Cây trồng được quan tâm chính là sắn, kê, cà lương, lúa, ngô, đậu cowpea và đậu nành.

Ví dụ: Russula spp. from G.F. Atkinson's Studies of American Fungi (1901). CUP 63522.

 

Xem: http://tinyurl.com/CUP-Williams. http://www.plantpath.cornell.edu/CUPpages/CUPphotos.html#CUP-Williams.

Trở lại      In      Số lần xem: 1420

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD