Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  32895805

Thứ năm, 10-02-2022 | 06:31:54

Nghiên cứu đo đạc và đánh giá phát thải khí nhà kính (KNK) tại các mô hình canh tác lúa bền vững theo các kỹ thuật 1 phải 5 giảm (1P5G) và 3 giảm 3 tăng (3G3T) được thực hiện trên đất canh tác 3 vụ lúa tại 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình canh tác 1P5G và 3G3T đã cắt giảm hiệu quả phát thải KNK so với canh tác theo truyền thống của người dân. Mô hình 1P5G có hiệu quả cắt giảm phát thải KNK cao hơn so với mô hình 3G3T.

Thứ ba, 31-08-2021 | 07:47:25

Lúa gạo được xem là loài cây lương thực có giá trị GI (glycemic index) cao. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào giống lúa, kết hợp với những yếu tố về thành phần hóa học tinh bột, quy trình chế biến. Người ta dùng cơm làm lương thực căn bản hàng ngày, do vậy, sự nhập vào cơ thể một lượng glycemic khá lớn cho cư dân ăn cơm trên thế giới đang gặp phải vấn đề về sự điều tiết của insulin. Giống lúa có giá trị GI thấp là mục tiêu săn tìm của nhà chọn giống hiện nay (Kaur et al. 2016).

Thứ ba, 01-06-2021 | 08:49:30

Ở Hàn Quốc,  Chung et al. (2017) xác định được đặc điểm sinh hóa và sinh lý của gạo có phôi mầm khổng lồ,  từ giống lúa "Seonong 17" và "Keunnunjami". Seonong 17 và Keunnunjami có phôi mầm lớn hơn gạo thông thường. Phân tích proteomic bằng điện di hai chiều cho thấy sự khác biệt phổ biểu hiện protein của Seonong 17 và Keunnunjami.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:41:51

Ba phương pháp ly trích ADN được nghiên cứu để đánh giá tính hiệu quả và kinh tế khi sử dụng đánh giá kiểu gen phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống. Mỗi phương pháp được đánh giá dựa vào khả năng khuếch đại của phản ứng PCR, thành phần hóa chất, vật tư tiêu hao cũng như thời gian thực hiện. Kết quả cho thấy phương pháp ly trích bằng NaOH-Tris cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với phương pháp IRRI và CTAB.

Thứ sáu, 23-04-2021 | 08:35:01

Trong nghiên cứu này, GWAS về hàm lượng silic trong thân của cây lúa dựa trên cơ sở dữa liệu kiểu gen (genotyping by sequencing - GBS) và hàm lượng silic trong thân của 170 mẫu giống lúa được tiến hành khảo sát. Kết quả GWAS đã xác định được 9 SNP nằm trên NST số 1, số 6 và số 11 với tần số alen từ 18% đến 48% có ý nghĩa tạo nên sự khác nhau về hàm lượng silic trong thân của các giống lúa.

Thứ năm, 26-11-2020 | 08:24:11

Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định 10 gen (locus gen) kháng bệnh và chống chịu bất lợi phi sinh học ở lúa đã được xây dựng cho Phòng Sinh học phân tử giám định gen thực vật theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Kết quả khảo sát 10 chỉ thị phân tử, RM153 (liên kết với xa5), P3 (liên kết với Xa7), pTA248 (liên kết với Xa21), RM224 (liên kết với Pik-h), pB8 [liên kết với Pi9(t)], RM527 (liên kết với Piz-5), RM7102 (liên kết với Pita-2), ART5 (liên kết với Sub1), RM493 (liên kết với Saltol) và BAD2 (liên kết với fgr) phù hợp cho hoạt động thử nghiệm.

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:46:00

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định ảnh hưởng của nồng độ brassinolide tối ưu lên một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa ở giai đoạn mạ trong điều kiện lúa bị mặn 6‰. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện nhà lưới, 1 nhân tố, với các nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở độ mặn 6‰, ủ giống với brassinolide 0,05 mg/L làm gia tăng trọng lượng tươi và khô của cây lúa và hoạt tính enzyme protease tăng 0,057 Tu/mgprotein so với đối chứng. Ủ giống với brassinolide ở 5 nồng độ nói trên cho hàm lượng proline tăng từ 17,36 - 36,61% so với đối chứng, trong đó nồng độ 0,20 mg/L cải thiện hàm lượng proline tốt nhất cũng như giúp cải thiện hàm lượng các sắc tố quang hợp (chlorophyll a và carotenoids).

Thứ tư, 07-10-2020 | 08:44:56

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (International Organization for Standardization/ International Electrotechnical Commission) là một trong những thước đo quan trọng chứng nhận cho phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong nghiên cứu này, các phương pháp lấy mẫu lúa phục vụ thử nghiệm xác định locus gen mục tiêu đã được thiết lập. Cụ thể, hai phương pháp lấy mẫu thử nghiệm ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm đã được xây dựng thành công.

Thứ ba, 29-09-2020 | 08:30:25

Thị trường lúa gạo là thị trường mong manh, rất hẹp so với mễ cốc khác, chỉ có 7% tổng sản lượng gạo thế giới vận hành trong thị trường xuất nhập khẩu ấy (Giraud 2013; Muthayya et al. 2014). Giống lúa có gạo thơm (gọi chung lúa thơm: aromatic rice) chiếm tỷ trọng đáng kể thị trường gạo xuất khẩu với nhiều đẳng cấp khác nhau, bao gồm loại hình gạo Jasmine và loại hình gạo Basmati.

Thứ hai, 21-09-2020 | 17:18:03

Lúa có nhiều ưu điểm để được lựa chọn thay thế bột mì trong sản xuất bánh mì không gluten. Hai tính trạng quan trọng để lựa chọn giống lúa thích hợp sản xuất bánh mì không gluten là amylose và protein. Sử dụng các chỉ thị hữu hiệu sẽ phát hiện nhanh những giống lúa có hàm lượng amylose thấp, protein cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ thị R190 khuếch đại một đoạn ADN 100 bp, chỉ thị R21 khuếch đại một đoạn ADN 157 bp đã nhận dạng ra hàm lượng amylose và protein ở các mức khác nhau.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD