Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  34809110
Đặc tính sinh lý cây điều
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:08:30

Cây điều có thể trồng bằng hạt hay bằng cây ghép. Với những thành tựu của nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình canh tác cây điều gần đây, cây điều ghép ngày càng được trồng phổ biến do sinh trưởng khỏe, đồng đều, ra hoa sớm và cho năng suất cao ổn định, chất lượng tốt. Tài liệu này áp dụng chủ yếu cho cây điều cho cây điều ghép.

 

Hình 1. Những bộ phận chính của cây điều

 

Cây điều là sự kết hợp giữa 2 phần khác nhau bằng phương pháp ghép. Phần tán và thân trên mặt đất phát triển từ chồi ghép được lấy từ những cây đã được chọn lọc cho năng suất cao và chất lượng hạt tốt. Phần gốc bộ rễ phát triển từ gốc ghép mọc từ hạt. Do các giống điều được chọn từ từ những cây điều sinh trưởng mạnh nên thường có sự phát triển không cân đối giữa thân tán và gốc rễ làm cho cây bị đỗ ngã nhiều hơn so với cây trồng bằng hạt. Do đó việc tỉa cành tạo tán trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là biện pháp kỹ thuật rất cơ bản để hạn chế đổ ngã khi trồng điều ghép.

 

Ðiều là cây lưỡng tính có hoa đực và hoa lưỡng tính trên cùng một chùm hoa. Wunnachi và Sedley (1992) báo cáo rằng cả hai loại hoa điều nở hai đợt trong ngày, một đợt vào sáng sớm và một đợt vào giữa trưa ở Darwin, Úc. Tuy nhiên kết quả theo dõi trên đồng ruộng cho thấy hoa điều nở theo kiểu đực trước cái sau. Hoa đực bắt đầu nở từ 6-7 giờ sáng và thời gian nhị đực tung phấn từ 9-11 giờ. Số lượng hoa đực nở vào buổi chiều là không đáng kể. Hoa cái bắt đầu nở từ 12-13 giờ chiều và thời gian thụ phấn tốt nhất vào khoảng 13-15 giờ chiều. Ðiều này phù hợp với báo cáo của Thimmaraju và cộng tác viên (ctv) (1980) ở Ấn Ðộ. Nhị đực bắt đầu tung phấn vào sáng sớm vào khoảng 6 giờ, và kéo dài rải rác cho đến giữa buổi sáng khoảng 10 giờ. Barros (1988) quan sát thấy ở Brazin hoa đực bắt đầu nở từ 6 giờ sáng và tiếp tục nở cho đến 16 giờ trong khi đó hoa lưỡng tính tập trung nở từ 10-12 giờ.  Reddy (1991) cho rằng điều không thể thụ phấn nhờ gió do hạt phấn có độ bám dính cao. Wunnachit  và ctv (1992) cho rằng chức năng chính của mật hoa điều là thu hút các côn trùng như ong và kiến. Hạt phấn trên hoa đực có chức năng để thụ phấn trong khi đó hạt phấn trên hoa lưỡng tính có thể dùng để thu hút côn trùng (Wunnnachit và Sedley, 1992; Wunnnachit và ctv, 1992). Do đó việc bao cách ly phấn chủ yếu là để ngăn cản côn trùng thụ phấn trong quá trình lai tạo. Nhụy cái của hoa lưỡng tính có thể tiếp nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và kéo dài thêm hai ngày sau khi nở hoa (Thimmaraju và ctv, 1980).

 

Cây điều sinh trưởng và phát triển tốt ở những quốc gia thuộc khu vực cận xích đạo – nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao. Hiện có 32 quốc gia trồng điều trên thế giới. Ấn Độ là nước có diện tích cây điều lớn nhất thế giới và dẫn đầu thế giới về sản lượng điều thô và nhân điều chế biến. Được biết tổng sản lượng điều thô toàn thế giới tại thời điểm từ 1.575 - 1.600 ngàn tấn, bao gồm Ấn Độ 400 - 500 ngàn tấn, chiếm 25 đến 30% tổng sản lượng. Tiếp theo là Brazin, Việt Nam, các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin, Nigeria, Mozambique, Senegal và Kenya – những quốc gia sản xuất điều nổi tiếng; mỗi năm các nước Châu Phi cũng đóng góp khoảng 500 ngàn tấn điều thô vào tổng sản lượng điều thế giới.

Trở lại      In      Số lần xem: 7510

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD