Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  39
 Số lượt truy cập :  34809659
Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:08:48

                                                   Trần Công Khanh và  Nguyễn Tăng Tôn biên soạn

 

1. Thành tựu nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật

 

Từ năm 2001 đến nay, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (IAS) đã phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ (Viện Nam Trung Bộ) và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Viện Tây Nguyên) đã tiến hành nghiên cứu và chuyển giao cho sản xuất những tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật canh tác điều.

 

1.1 Kết quả chọn tạo giống

 

1.1.1 Sưu tập, nhập nội, bình tuyển và bảo tồn giống điều

 

Công tác điều tra bình tuyển các cây điều đầu dòng được tiến hành vào mùa điều ra hoa và thu hoạch hàng năm tại các vùng trồng điều chủ yếu ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên theo các tiêu chuẩn được xác định trước.

 

Kết quả đã điều tra và lưu giữ được 1.600 cây điều đầu dòng có triển vọng tại các Viện và Trung tâm: Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam: 300 cây, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên: 200 cây và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ: 1.000 cây.  Ðây là nguồn vật liệu di truyền phong phú làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống tiếp theo.

 

Từ nguồn hạt lai của ba giống điều Sisaket 60-1, Sisaket 60-2, Sisaket A được nhập nội vào năm 1996, 11 cá thể ưu tú đã được chọn lọc và nhân thành các dòng vô  tính: TL 2/11, TL 3/9, TL 3/10, TL6/3, TL 8/9, TL10/20, TL 11/2, TL13/1, TL 13/15, TL 18/10 và TL 18/12. Các dòng vô tính  này có ưu điểm là cho trái chùm, dễ đậu,  hạt to và có tiềm năng năng suất cao. Năm giống điều cao sản của Thái lan đã được nhập nội vào tháng 11/2000 bao gồm: Sisaket 60-1, Sisaket 60-2, Sarichai 25, Sisaket 12/13 và Sisaket 16/18. Vật liệu nhập nội là chồi ghép đang được nhân nhanh vô tính tại Trung Tâm Nghiên cứu Nghiên cứu và Phát triển cây Điều). Bên cạnh đó 15 tổ hợp hạt lai với 4 -15 cá thể cho mỗi tổ hợp lai cũng đã được nhập nội từ Úc và đang được trồng tại Trung Tâm Hưng Lộc.  Sau 4 năm theo dõi hai dòng U 12A và U 15B đã được chọn lọc.

 

1.1.2 Các dòng vô tính có triển vọng

 

Từ kết quả đánh giá tập đoàn đã thu thập được 47 dòng điều vô tính có triển vọng đã được chọn lọc bao gồm:

 

  • - BO1, DH1, SB26, KH6, TL 13/1, KH5, KH7, GL1, TL2/11, TL3/9, TL6/3, TL 6/18, TL11/2, TL18/10, TL18/12, Sarichai 25, Sisaket 60-1, Sisaket 60-2, U 12A, U 15B, AB 29, AB 05-08, SL1, SM1 (IAS).
  • - ÐDH 29-7, ÐDH07,  ÐDH 149 thích nghi với điều kiện khô hạn vùng đất cát đỏ Ninh Thuận;  ÐDH 102-293 thích nghi với vùng đồi, ÐDH224-146, ÐDH219-216, ÐDH54-147 thích nghi với vùng đất xám bạc màu Nam Trung Bộ; ÐDH214-09, ÐDH54-117, ÐDH219-216 thích nghi với vùng đất xám phiến thạch sét ở các huyện phía nam của Lâm Ðồng (Viện Nam Trung Bộ).
  • - Dòng 20-26, 04-24, LHD 6-09, LHD 6-01, ESV27-16, ESV26-10, ESV26-12, ES-20, BJW-08, BJW-104, BJW-107, EK 09, ÐL-108, 1144, 1395, Mad-2004, BR-92 (Viện Tây Nguyên)
  •  

1.1.3 Lai tạo giống điều

 

Để tạo nguồn vật liệu khởi đầu có biến thiên di truyền có định hướng, việc lai tạo giống điều đã được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều nhằm tạo ra những dòng điều có thể kết hợp được các đặc tính ưu việt của các dòng bố mẹ như : năng suất cao, hạt lớn, tỷ lệ nhân cao. 265 hạt lai đã được tạo ra từ 4 tổ hợp lai đang trồng và đánh giá.

 

1.1.4 Các giống điều khu vực hoá

 

Từ năm 2001 đến nay, Viện Khoa học Kỹ thuật miền Nam đã giới thiệu cho sản xuất được 8 giống điều PN1; CH1; LG1; MH4/5; MH5/4; TL2/11; TL11/2 và TL6/3. Những giống này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời. Hiện nay Viện đang phát triển 3 dòng điều ưu tú có triển vọng về năng suất và chất lượng cao (AB 05–08; AB29 và SL1), được khảo nghiệm diện rộng và trình diễn tại Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Tập đoàn dòng lai cũng đang được đánh giá tại Bình Dương, với ngân hàng gen hiện có trên 80 mẫu giống.

 

1.2 Kết quả xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác điều

 

Viện miền Nam cũng đã giới thiệu ba quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận tiêu chuẩn ngành (2006): (i) Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép; (ii) Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều ghép; (iii) Quy trình kỹ thuật thâm canh vườn điều.

 

Trung tâm Nghiên cứu &  Phát triển cây Điều đã thành công trong việc xây dựng mô hình thâm canh điều cao sản đạt năng suất cao theo hướng bền vững tại xã nông thôn mới Tân Lập, Đồng Phú, Bình Phước và một số nông hộ tại Trảng Bom, Đồng Nai. Kết quả được ghi nhận tại 9 hộ nông dân, năng suất thấp nhất 2 tấn /ha và cao nhất 5 tấn /ha.

 

1.3 Kết quả phát triển giống điều vào sản xuất

 

Các thành quả về giống thu được từ các đề tài nghiên cứu khoa học đã được đưa vào sản xuất thông qua việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Từ năm 2001 – 2012, diện tích điều ghép được trồng mới trên toàn quốc là 40,9%. Trong đó, Đông Nam Bộ 45,2%, Tây Nguyên 44,1% và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 44%.

 

1.4 Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng kết quả nghiên cứu điều vào sản xuất

 

Việc phổ biến các giống điều năng suất cao, chất lượng hạt tốt đã và đang mang lại một hiệu quả kinh tế to lớn  trong sản xuất và chế biến xuất khẩu điều nước ta. Năng suất điều bình quân từ 300-400 kg/ha (trong suốt 15 năm cho đến 1999) đã tăng lên 1.150 kg/ha,  trong đó có sự đóng góp to lớn các thành quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất đại trà (VINACAS, 2005). Việc áp dụng rộng rãi các quy trình kỹ thuật thâm canh điều đã được Bộ công nhận ở các địa phương thông qua chương trình tập huấn kỹ thuật đã làm tăng năng suất điều một cách nhanh chóng. Việc  thực hiện các đề tài, dự án đã tạo cơ sở khoa học kỹ thuật vững chắc cho việc củng cố và phát triển sản xuất điều hiện nay nhằm cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động và duy trì ưu thế cuả sản phẩm nhân điều Việt Nam trên thị trường thế giới.

 

Tài liệu tham khảo

 

1. Đỗ Trung Bình và ctv, 2011. Báo cáo nghiệm thu đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống điều và xây dựng các biện pháp kỹ thuật sản xuất tiên tiến thích hợp cho các vùng trồng điều chính giai đoạn 2005 – 2010.

2. Faostat, 2012

3. Phạm Văn Biên, Tạ Minh Sơn, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Huy Cường và Đào Đình Hiền, 2006. Nghiên cứu chọn tạo giống điều năng suất cao, chất lượng tốt, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Hồ Chí Minh.

4. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình, Hồ Huy Cường, Trần Doãn Sơn, Hoàng Văn Tám, Lã Phạm Lân (2005). Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng điều Nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Hồ Chí Minh.

5. Phạm Văn Biên, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Tăng Tôn, 2005. Kết quả chọn tạo và phát triển giống điều, hồ tiêu. Khoa học công nghệ  nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Tập 1, trang 130-145. 

6. Trần Công Khanh, Đặng Văn Tự, Nguyễn Việt Quốc và Trần Kim Kính, 2012. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh điều cao sản. Báo cáo kết quả xây dựng xã nông thôn mới tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước năm 2012.

7. Nguyễn Thanh Phương và Tạ Minh Sơn, 2006. Nghiên cứu một số mô hình canh tác điều nông lâm kết hợp bền vững trên đất đồi núi huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001-2005, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ, trang 212-215.

8. Nguyễn Xuân Thành, 2005. Thành phần sâu hại điều và thiên địch của chúng tại Quảng Ngãi và Bình Định. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật toàn quốc lần thứ II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 100-106.

9. Phan Văn Tý, 2001. Áp dụng kỹ thuật ghép chồi và cải tạo các vườn điều tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Lâm Đồng.

10. Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn lọc dòng điều ĐDH102-293. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 2001-2005, Viện KHKT NN Duyên Hải Nam Trung Bộ, trang 143-151.

11. Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2006. Kết quả nghiên cứu chọn lọc giống điều năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với điều kiện khô hạn trên đất cát đỏ vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp 200-2005, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ, trang 152- 159.

12. Tạ Minh Sơn và Hồ Huy Cường, 2004. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng các dòng điều ghép ở tỉnh Ninh Thuận. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài, Ninh Thuận.

13. Niên giám thống kê Việt Nam và số liệu thống kê các tỉnh và thành phố trồng điều, 1995 -2012.

            14. Vinacas, 2000-2012. Báo cáo tổng kết Hiệp hội điều qua các năm.

Trở lại      In      Số lần xem: 4232

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Đặc tính sinh lý cây điều ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD