Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  34470295
Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:09:12

Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả nước khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn hạt điều nguyên liệu (Niên giám thống kê, 2013). Kim ngạch xuất khẩu nhân điều năm 2012 của Việt Nam đạt trên 1,75 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. (Vinacas, 2013), trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu là nguồn điều thô nhập nội từ các nước châu Phi, Lào và Campuchia. Năng suất điều bình quân của Việt Nam từ 1,07 tấn/ha (năm 2007) nay đã giảm xuống 0,91 tấn/ha.

 

Ở Việt Nam, cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và sản xuất tương đối khác nhau:

  

   - Vùng Ðông Nam Bộ được coi có điều kiện sinh thái và sản xuất ổn định và phù hợp nhất với cây điều.

   - Vùng Tây Nguyên thường có nhiệt độ thấp vào thời kỳ cây điều ra hoa đậu quả, hay bị hạn hán.

   - Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thường có mưa rét vào thời kỳ ra hoa đậu quả, hạn hán bất thường và đất xấu.

 

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều đứng đầu trên thế giới tuy nhiên chất lượng hạt điều Việt Nam chưa cao. Kích cỡ hạt nhỏ, bình quân 200 hạt/kg do đó tốn công chế biến và nhân thu được nhỏ, có giá thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân thu hồi thấp (25% nhân). Hạt không đồng đều về kích cỡ và hình dạng nên khó áp dụng cơ giới hóa vào quá trình chế biến hạt điều trong khi nhu cầu lao động cao là một nhược điểm lớn của việc phát triển sản xuất chế biến điều hiện nay. Trong tập đoàn các dòng điều có triển vọng đã được chọn lọc trong thời gian qua có một số giống có chất lượng hạt vượt trội tỷ lệ nhân thu hồi cao 30-33% và kích cỡ hạt lớn 120-140 hạt/kg (Đỗ Trung Bình và ctv, 2011). Đây là nguồn vật liệu di truyền quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng hạt điều.

 

2.1 Diện tích điều

 

Số liệu Bảng 2.1 cho thấy: Diện tích điều tăng dần từ năm 1990, đạt cao nhất ở năm 2007 (439,9 ngàn ha) và giảm dần (khoảng 20 ngàn ha/năm), đến năm 2011, diện tích điều cả nước chỉ còn 362,6 ngàn ha. Việc giảm diện tích điều là do:

 

- Giống điều cũ thoái hoá, nông dân trồng điều thường là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, chưa hoặc chậm được tiếp cận với giống điều mới và quy trình kỹ thuật thâm canh điều.

 

- Giá hạt điều thường thấp và không ổn định trong khi đó giá mặt hàng khác như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí lao động cao nên cây điều không có lợi thế canh tranh với một số cây trồng khác.

 

- Cây điều trồng ở nơi điều kiện sinh thái không thích hợp (Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên), ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu (mưa trái mùa trong mùa khô là nguyên nhân chính đưa đến sâu bệnh gây hại, cây không đậu quả dẫn đến mất mùa).

 

- Đất trồng điều được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng khu công nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng.

 

 

2.2 Năng suất điều

 

Năng suất điều từ năm 1995 – 2011 luôn biến động, thấp nhất là 1998: 0,39 tấn/ha và cao nhất là 2005 : 1,07 tấn/ha, từ năm 2006 trở lại đây, năng suất điều giảm dần cho đến năm 2011 chỉ còn 0,91 tấn/ha (đây là một dấu hiệu xấu mà Ngành điều Việt Nam cần phải phấn đấu để khắc phục). Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp là do ảnh hưởng khí hậu – thời tiết, tính chất đất và đầu tư chăm sóc chưa đúng quy định kỹ thuật; giống điều củ (giống thực sinh) đã giã cỗi, nông dân chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Các tỉnh đạt năng suất cao trước hết là nơi trồng điều có điều kiện sinh thái thích hợp, giống được chọn lọc, đặc biệt là đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh điều tổng hợp: tỉa cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh được số đông các hộ trồng điều tiến hành như ở Bình Phước và Đồng Nai.

 

Bảng 2.2 Thực trạng sản xuất điều năm 2011

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

 

Bảng 2.3 Diễn biến diện tích điều trồng mới từ 2006 - 2011

 

Một trong những biện pháp thâm canh tăng năng suất cho cây lâu năm là hạn chế kích thước cây và tăng mật độ trồng nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng của cây trồng. Các giống điều hiện nay đều có kích thước cây lớn, sinh trưởng mạnh và cành vươn dài rất nhanh giao tán trong khi điều là cây ra hoa đầu cành nên năng suất tương quan thuận với diện tích tán được chiếu sáng nên rất tốn công tỉa cành tạo tán hàng năm và gây khó khăn trong việc phun thuốc (Phạm văn Biên, 2006). Do đó việc nghiên cứu chọn tạo các giống điều có tán dày và thấp hay các dòng điều làm gốc ghép làm giảm kích thước cây có thể đưa lại một bước đột phá mới trong sản xuất.

 

Năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây Điều thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã thành công trong việc xây dựng mô hình thâm canh điều cao sản đạt năng suất cao theo hướng bền vững tại xã nông thôn mới Tân Lập, Đồng Phú, Bình Phước và một số nông hộ tại Trảng Bom, Đồng Nai. Kết quả được ghi nhận tại Bảng 2.3.

 

Bảng 2.3 Năng suất hạt điều tươi của mô hình thâm canh điều cao sản

TT

Họ tên

Địa chỉ

Giống điều

Diện tích

(ha)

Tổng

năng suất

(tấn)

Năng suất

(T/ha)

1

Trần Văn Xuân

Tân Lập, Đồng Phú, BP

PN 1

3,0

15,0

5,0

2

Nguyễn Văn Đức

Tân Lập, Đồng Phú, BP

PN 1

1,6

5,4

3,4

3

Nguyễn văn Ngọc

Tân Lập, Đồng Phú, BP

a

2,0

4,0

2,0

4

Nguyễn Thị Mai

Đồng Tâm, Đồng Phú, BP

a

30

64

2,2

5

Phạm Văn Năm

Thanh Bình, T. Bom, ĐN

b

3,5

13,5

3,8

6

Nguyễn Thị Mai

Đồng Tâm, Đồng Phú, BP

a

30

64

2,2

7

Trang trại  Phát Ngân

Thanh Bình, T. Bom, ĐN

b

9

32,0

3,5

8

Lê Văn Huệ

Hưng Thịnh, T. Bom, ĐN

PN 1

1

3,3

3,3

9

Hồ Sáu

Tây Hòa, T Bom, Đ Nai

PN1

5

15,0

3,0

Ghi chú: 

  1. Giống điều thực sinh (trồng bằng hạt);
  2. Giống điều mới do IAS giới thiệu;

 

2.3 Những khó khăn trong sản xuất điều

 

Những khó khăn trong sản xuất điều là: thiếu cơ chế chính sách để hỗ trợ khuyến khích nông dân sản xuất điều thâm canh, nông dân thiếu hiểu biết kỹ thuật, Giá hạt điều thấp, không ổn định, thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường và khó khăn khách quan là sự biến đổi thời tiết bất thuận và sâu bệnh.

 

Khảo sát bằng phát phiếu tại nông hộ về 10 khó khăn trong sản xuất điều cho thấy: Tỷ lệ số hộ có khó khăn nhiều nhất là: Giá hạt điều thấp, không ổn định (82%), thiếu cơ chế chính sách thực sự khuyến khích sản xuất điều thâm canh (56,39%), thiếu hiểu biết kỹ thuật: (68,52%), thiếu vốn (58,55%), thiếu thông tin thị trường đáng tin cậy (71,43%). Các khó khăn chủ quan khác giao động từ: 23,57 – 35,0% số hộ gặp phải. Riêng 2 khó khăn khách quan là thời tiết bất thuận và sâu bệnh cũng có đến 65,0 – 80,0% số hộ trồng điều gặp phải. Thông qua kết quả khảo sát cho thấy vai trò Nhà nước và Nhà khoa học cần phải hoạt động tích cực hơn nữa.

 

Cây điều có tính thích nghi rộng, sức chịu hạn và sâu bệnh khá cao; song trên thực tế đây là 2 vấn đề ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt điều, thậm chí là gây mất mùa điều (Đỗ Trung Bình và Nguyễn Tăng Tôn, 2011), sâu bệnh hại điều (bọ xít muỗi, thán thư và bệnh sinh lý là thiếu dinh dưỡng ở điều đã đến phải mức báo động, rất cần có giải pháp phòng trừ hữu hiệu.

 

2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của trồng điều với một số cây khác

 

Qua điều tra khảo sát thực tế và thảo luận trực tiếp với nông hộ, chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo Ngành nông nghiệp của một số tỉnh có trồng điều chính như: Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai ở Đông Nam bộ đã đi đến nhận định chung: Trên tất cả các loại đất nếu có tưới cây điều không thể cạnh tranh với cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, v.v... Đối với đất không tưới đã và dự kiến mở rộng diện tích điều thuộc các dự án của địa phương thì cây điều vẫn luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây nông – lâm nghiệp khác để tồn tại.

 

Kết quả điều tra một số nông hộ tại trên 3 loại cây trồng tại xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước (Bảng 2.4) cho thấy: cây cao su mang lại lợi nhuận cao nhất (62 triệu/ha/năm); cây điều có áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh điều tổng hợp đối với giống mới PN1 đạt lợi nhuận 53 triệu /ha/năm, đối với giống điều trồng bằng hạt (điều thực sinh) chỉ đạt 21 triệu/ha/năm. Việc áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật thâm canh điều đạt 5 tấn/ha, thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm, tổng chi phí 23 triệu/ha, lợi nhuận thu được 77 triệu đồng/ha/năm. Giá điều năm 2012 rất thấp 20.000đ/kg nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh cao, nếu tính theo giá hạt điều của năm 2011 thì cây điều có thể có lợi thế canh tranh so với nhiều loại cây trồng khác tại địa phương). Cây sắn cho lợi nhuận thấp nhất: 17 triệu/ha/năm.   

 

Bảng 2.4 So sánh hiệu quả kinh tế 1 ha trồng điều khi áp dụng biện pháp thâm canh điều tổng hợp với cây cao su và sắn tại xã tân lập, năm 2012

TT

Cây trồng

Giống điều

Năng suất

Bình quân

(tấn/ha)

Đơn giá

(triệu đồng)

Tổng thu

(triệu đồng)

Tổng chi

(triệu đồng)

Lợi nhuận

(triệu đồng)

1

Điều

PN 1

3,4

20

68,0

15,0

53

2

Điều

Thực sinh

1,8

20

36,0

15,0

21

3

Cao su

 

1,8

65

117,0

55,0

62

4

Sắn

 

30,0

1,1

33,0

16,0

17

Nguồn: Điều tra nông hộ năm, tháng 3/2012

Trở lại      In      Số lần xem: 20887

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Đặc tính sinh lý cây điều ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD