Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33274010
Tuần tin khoa học 316 (18/2 - 24/02/2013)
Chủ nhật, 17-02-2013 | 20:40:22

Ảnh hưởng của oxalic acid và malic acid trong dịch trích từ lá cây đậu Chickpea đến hoạt tính của Cry1Ac đối với sâu đục quả đậu

Các nhà khoa học đã thể hiện thành công các gen của vi khuẩn phổ biến trong đất Bacillus thuringiensis trong cây đậu chickpea nhằm sản sinh ra toxins giúp cho cây đậu kháng được sâu đục quả đậu (Helicoverpa armigera). Tuy  nhiên, một vài nhà khoa học nhận thấy rằng chất ly trích có tính acid như vậy trong lá cây đậu chickpea có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa protoxin thành toxin trong ruột non của côn trùng, điều ấy có thể làm cho suy giảm hiệu quả của toxin.  Do đó, V. Surekha Devi và ctv. thuộc tổ chức ICRISAT (International Crops Institute of the Semi-Arid Tropics) đã nghiên cứu ảnh hưởng của những acid hữu cơ (oxalic acid và malic acid) của cây đậu chickpea đối với hoạt tính và sự kết gắn của Bt toxin Cry1Ac để quét các lổ cực nhỏ BBMV (border membrane vesicles) trong ruột non của con sâu đục quả. Kết quả cho thấy những acid hữu cơ ấy với hàm lượng hiện có trong lá cây đậu chickpea không ảnh hưởng gì đối với hoạt tính sinh học của Bt toxin này trên ấu trùng của sâu đục quả. Khi người ta gia tăng hàm lượng acid hữu cơ ấy, nồng độ của Bt toxin giảm trong ruột của ấu trùng. Khối lượng ấu trùng cũng được ghi nhận là suy giảm khi người ta cho ấu trùng ăn thực phẩm có chứa acid hữu cơ này, với sự có mặt hoặc không có Bt toxin. Xem tóm tắt:

http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022191013000255

 

Nghiên cứu Functional Genomics của giống bông vải đột biến đối với chiều dài và phát sinh sợi bông

Bông vải là cây cho sợi rất quan trọng trong thương mại, nó là nguồn nguyên liệu cung cấp sợi tự nhiên và dầu hạt bông. Trong bốn loài bông canh tác được, loài Gossypium hirsutum chiếm hơn 95% giống bông đang canh tác trên thế giới, trong khi ba loài còn lại, G. barbadense, G. arboreum G. herbaceum chiếm khoảng 5% diện tích canh tác. Sợi bông là những trichome của hạt ở dạng tế bào đơn, chúng phát triển từ những tế bào biểu bì của trứng (ovule epidermal cells). Khoảng 30% tế bào biểu bì hạt phân hóa thành các dạng sợi có khả năng kéo sợi (spinnable). Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc Gia về CNSH cây trồng và Trung Tâm Quốc Tế về CN Di Truyền và CNSH, New Delhi, đã chứng minh được những gen có chức năng trong việc phát triển sợi bông. Họ đã thực hiện các phân tích transcriptomic và proteomic để so sánh sự biểu hiện của các gen trong noãn hạt bông vải bao gồm sự kiện “fiber initiation” (tượng khối sơ khởi của sợi) đến việc tổng hợp thành tế bào thứ cấp trong giống bông bình thường và trong giống bông đột biến “lintless” (không có xơ). Họ phân lập được một bộ gen kết hợp chặt chẽ với sự phát triển xơ. Nghiên cứu đặc biệt như vậy sẽ giúp cho các nhà CNSH bông vải và các nhà chọn giống tạo ra được giống bông có chất lượng xơ tốt, số lượng xơ nhiều và lực của xơ dai. Xem http://www.biomedcentral.com/1471-2164/13/624

 

Virus biến đổi gen giết được tế bào ung thư gan

Các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp virus biến đổi gen (genetically engineered virus) qua xét nghiệm 30 bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở giai đoạn cuối có thể kéo dài được cuộc sống một cách có ý nghĩa, chúng giết được các khối u và ức chế sự phát triển khối u mới. Vaccine Pexa-Vec, hoặc JX-594 đã được thao tác ở mức DNA tái tổ hợp từ virus gây bệnh đậu mùa (vaccinia virus),  chúng đã được loài người sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ đã qua. Báo cáo khoa học này được công bố trên tạp chí Nature Medicine. Họ nói rằng có 16 bệnh nhân tiếp nhận liều cao của phương pháp chữa trị đã sống được trung bình 14,1 tháng, trong khi nhóm bệnh nhân còn lại được xử lý với liều thấp sống trung bình 6,7 tháng. Xử lý bằng Pexa-Vec ở cả hai liều đều làm giảm kích thước khối u, làm giảm tuần hoàn máu dẫn đến khối u. Xem tạp chí http://medicalxpress.com/news/2013-02-genetically-virus-cancer.html. Tóm tắt và thông tin về nhóm tác giả có trong Nature Medicine:

 http://www.nature.com/nm/journal/vaop/ncurrent/full/nm.3089.html#/abstract.

 

Sinh viên CNSH giải trình tự gen cây bụi gai

Sinh viên của Williams Field High School, Arizona, Hoa Kỳ, đang theo học theo hình thức Career and Technical Education class đã có những đột phá mới với sự giúp đỡ của các Thầy trong ĐH. Họ đã sử dụng kỹ thuật hiện đại và trang thiết bị của lab để phân tích genome của cây bụi gai vùng Mexico (Mexican paloverde tree), và phân lập được gen điều khiển sinh vật đốt cháy đường tạo ra năng lượng thông qua quá trình thủy phân glucose (glycolysis). Nhóm sinh viên này đã lập được bản đồ bộ gen của cây bụi gai, và cho công bố trên tạp chí, với cách làm như vậy kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng ta cách quản lý bệnh tật thí dụ như bệnh đái tháo đường và bệnh béo phì. Theo Thầy cố vấn của sinh viên, Giáo sư Christopher Brock, gi1ao trình giảng dạy công nghệ sinh học theo kiểu như vậy đã giúp cho sinh viên hứng thú nhiều hơn đối với lĩnh vực CNSH, di truyền học, và những môn học có liên quan. Xem

http://www.azcentral.com/community/gilbert/articles/20130208williams-field-biotech-students-sequence-gene.html.

 

Cải thiện hàm lượng dầu thực vật bằng cách mở khóa lộ trình tạo lipid

Các nhà khoa học thuộc tổ chức Rothamstead Research, Anh Quốc, sẽ cố gắng mở được khóa lộ trình chuyển hóa lipid thực vật để sản sinh ra dầu có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn và giúp cho việc bảo quản cá khô bền vững hơn. Công trình khoa học này được công bố trong số tháng Hai của tạp chí Plant Biotechnology. Họ mô tả làm thế nào ngành sinh học hiện đại có thể cung cấp một mẫu mực mới về công nghệ chuyển hóa lipid trong cây. Điều này cho phép chúng ta tạo nên một hệ thống cảnh báo trước, nhờ thiết kế lại lộ trình biến dưỡng từ sự kiện tạp nham, lộn xộn, để tạo nên những lộ trình sinh tổng hợp hoàn chỉnh  de novo trong các tế bào, cho phép việc sáng tạo ra các phân tử có giá trị đích thực. Một trong những sự kiện nổi bật trong công trình của họ là sáng tạo được một nguồn ổn định gấp nhiều lần về “omega-3 long-chain polyunsaturated fatty acids” (LC-PUFAs). LC-PUFAs có liên quan chặt chẽ với việc cải thiện tình trạng tim mạch và những phát triển về nhận thức. Theo kết quả tốt về dinh dưỡng và sức khỏe như vậy, việc sản sinh ra các vật liệu có nguồn gốc thực vật để tạo ra LC-PUFAs có thể giúp cho chúng ta giảm thiểu nhiều vấn đề khi chỉ phải dựa vào nguồn thủy sản. Nguồn cung cấp từ thực vật hiện có không cung cấp loại hình đúng của LC-PUFAs trong điều kiện số lượng có sẵn, chúng là nguồn năng lượng có thể đáp ứng với nhu cầu của loài người. Xem

http://www.rothamsted.ac.uk/PressReleases.php?PRID=216. Hoặc http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/pbi.12012/pdf.

Omega-3-Forum: EPA+DHA level

 

Thông Báo

ABIC 2013

Hội nghị quốc tế công nghệ sinh học nông nghiệp (ABIC 2013) được diễn ra tại Calgary TELUS Convention Centre, Calgary, Alberta, Canada, vào ngày 15 – 18, tháng Chín 2013

Xem chi tiết http://www.abic.ca/abic2013/.

 

ICFEB 2013

Hội nghị quốc tế lần thứ Tư về công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học (ICFEB 2013) được tổ chức tại Copenhagen, Denmark, vào ngày 19-20, tháng Năm 2013

Xem chi tiết: http://www.icfeb.org/.

Trở lại      In      Số lần xem: 2110

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD