Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33277074
Tuần tin khoa học 457 (30/11-06/12/2015)
Thứ bảy, 28-11-2015 | 01:20:07

Vai trò của  gen PpMYB10.1 trong tích lũy Anthocyanin của quả đào (peach)

 

Màu đỏ của quả là một trong những tính trạng quan trọng trong trái đào (peach: Prunus persica), do hoạt chất anthocyanins tạo ra. Ba gen MYB10 được biết là PpMYB10.1, PpMYB10.2, và PpMYB10.3, đã được biết như những regulators của màu đỏ và của sự sinh tổng hợp anthocyanin trong trái đào. Các nhà nghiên cứu đứng đầu là Phạm Anh Tuấn thuộc NARO Institute of Fruit Tree Science, Nhật Bản đã nghiên cứu sự đóng góp của mỗi gen MYB10 vào sự tích lũy chất anthocyanin trong hai giống đào Nhật, giống da trắng ‘Mochizuki' và giống da đỏ ‘Akatsuki'. Sự tích tụ anthocyanin trong được quan sát trong quả đào ‘Akatsuki' vào giai đoạn cuối của trái chín, nó tương quan với mức độ phân tử cao mRNA của UDP-glucose:flavonoid-3-O-glucosyltransferase (UFGT), gen ở giai đoạn cuối của sự tích lũy anthocyanin. Nó còn liên quan đến mức độ thể hiện đầy đủ của PpMYB10.1. Trong khi đó, mức độ thể hiện của PpMYB10.2PpMYB10.3 rất thấp trong võ trái của cả hai giống đào trong suốt thời kỳ phát triển của trái. Du nhập gen PpMYB10.1 vào trong cây thuốc lá đã làm gia tăng sự thể hiện của UFGT, kết quả cho thấy có sự tích lũy hàm lượng anthocyanin cao hơn và hoa cây thuốc lá chuyển gen trở nên đỏ hơn. Phát hiện này đóng góp vào việc làm rõ những cơ chế phân tử của sự tích tụ anthocyanin và tạo ra những chỉ thị dựa trên cơ sở gen liên kết với kiểu hình võ trái có màu sắc.

 

Xem BMC Plant Biology.

 

 

Tăng cường tính kháng bệnh đạo ôn thông qua sự thể hiện mạnh mẽ gen OsCPK4 trong cây lúa

 

Bệnh đạo ôn lúa là bệnh rất quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng thóc của thế giới. Mireia BundóMaría Coca đã báo cáo về chức năng của isoform OsCPK4 trong họ protein “calcium-dependent kinase” để điều tiết khả năng miễn dịch của cây lúa đối với sự xâm nhiễm của của nấm gây bệnh đạo ôn. Sự thể hiện mạnh mẽ của gen OsCPK4 trong cây lúa làm tăng cường tính kháng bệnh đạo ôn thông qua sự ngăn cản thâm nhập của nấm. Sự tích tụ mang tính chất căn cơ ấy đối với protein OsCPK4 giúp cây lúa phản ứng tự vệ nhanh hơn và mạnh hơn, làm tăng sản lượng của ROS (reactive oxygen species), làm tích tụ callose và thể hiện các gen liên quan đến phản ứng tự vệ. Sự thể hiện mạnh mẽ của OsCPK4 còn làm tăng về bản chất hàm lượng acid “glycosylated salicylic” – một hormone có trong lá mà không làm giảm năng suất. Bởi vì sự thể hiện OsCPK4 được người ta biết đến như cách thức làm tăng chống chịu mặn và khô hạn của cây lúa. Kết quả cho thấy OsCPK4 hoạt động như một nhân tố tích cực trong lộ trình truyền tín hiệu khi có stress sinh học và phi sinh học xảy ra. Kết quả còn cho thấy OsCPK4 là một gen mục tiêu đầy tiềm năng để cải thiện tính chống chịu stress sinh học và phi sinh học của cây lúa.

 

Xem Plant Biotechnology Journal.

 

 

Công nghệ di truyền trong tảo giúp kiểm soát tế bào ung thư

 

 Các nhà khoa học thuộc Đại Học South Australia và nhiều cộng tác viên khác đã thực hiện kỹ thuật di truyền trên tảo (algae) đặc biệt giết được tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào khỏa mạnh. Bài viết được công bố trên tạp chí Nature Communications. Nhà khoa học Nico Voelcker và ctv., đã thực hiện bằng công cụ diatom nhằm tạo ra phân tử “antibody-binding protein” trên bề mặt của những “shells”. Sau đó, họ cho antibody này gắn vào những phân tử của tế bào ung thư để vận chuyển thuốc đến các tế bào đích. "Thông qua kỹ thuật di truyền diatom algae – cực nhỏ, một tế bào, cho tảo quang hợp trong skeleton làm bằng chất “nanoporous silica”, chúng tôi đã có thể sản sinh ra phân tử “antibody-binding protein” trên bề mặt của “shells”. Thuốc hóa trị ung thư thường cực độc đối vời mô bình thường," Voelcker đã giải thích.

Nghiên cứu cho thấy những “GE biosilica frustules” này có chức năng như những hệ thống vận chuyển, phóng thích trong hóa trị bệnh ung thư.

 

Xem Nature CommunicationsIBTimes.

 

 

Đại Học California sáng tạo ra muỗi GE khóa mã gây bệnh sốt rét

 

 Các nhà khoa học thuộc Đại Học California Irvine và San Diego vừa sáng tạo ra chủng nòi (strain) muỗi có khả năng nhanh chóng tạo ra các gen khóa mã gây bệnh sốt rét trong một quần thể muỗi sản sinh từ dòng con được tuyển chọn. Họ đã chèn phân tử DNA vào dòng muỗi Anopheles stephensi, kết quả tạo ra gen ngăn ngừa được sự truyền bệnh sốt rét cho đến 99,5% dòng con ở thế hệ sau. Muỗi A. stephensi là véc tơ truyền bệnh sốt rết ở Châu Á. Cả hai nhóm nghiên cứu đều sử dụng phương pháp gây đột biến với bản sao chép có từ một gen được phát triển bởi Ethan BierValentino Gantz vào đầu năm 2015, rồi cho dung hợp nó với những con muỗi của họ làm thí nghiệm. Gantz thu thập các gen có tính chất “antimalaria” với một enzyme Cas9 (enzyme này có thể cắt phân tử DNA), ông tạo ra phân tử RNA đóng vai trò như một phân tử di truyền mang tính chất "cassette", khi chuyển nó vào phôi của muỗi, định vị nó ở vị trí có tính chất “highly specific spot” đối với phân tử DNA của “germ line” nhằm chèn vào các gen có tính chất kháng thể chống lại bệnh sốt rét (antimalaria antibody genes).  Người ta muốn chắc chắn rằng nguyên tố ấy được chuyển vào kháng thể chống bệnh sốt rét, cho nên phải thực hiện sao cho nó đến đúng chổ phân tử DNA mong muốn, các nhà nghiên cức buộc phải sử dụng kỹ thuật “cassette” một protein thông qua hình ảnh huỳnh quang đỏ biểu hiện trong mắt con muỗi. Hầu như 100% con muỗi ở thế hệ sau – 99,5 %, biểu hiện chính xác tính trạng mong muốn. James đã nói rằng đây là một kết quá quá sức tưởng tượng đối với một hệ thống như vậy có thể làm thay đổi một tính trạng di tuyền.

 

Xem  University of California Irvine.

 

 

US-FDA cho phép phát triển: Cá hồi GE an toàn để ăn như cá hồi Non-GE

 

Dựa trên kết quả khoa học nổi tiếng từ trước, Cơ quan US-FDA (US Food and Drug Administration) vừa chấp thuận công nghệ “AquaBounty' và giống cá AquAdvantage”, một giống cá hồi Đại Tây Dương biến đổi gen (GE) được phép bán ra thị trường làm thực phẩm cho người.  Cơ quan FDA đã xác định rằng thực phẩm của AquAdvantage Salmon an toàn cho người ăn và là nguồn dinh dưỡng được phát triển từ loài các hồi Đại tây Dương không biến đổi gen (non-GE). Không có khác biệt sinh học nào đáng kể giữa cá hồi GE và non-GE này về thành phần dinh dưỡng khi nuôi chúng ở trang trại. Theo đó, Bernadette Dunham, Giám Đốc của FDA's Center for Veterinary Medicine đã nói rằng "Cơ quan FDA đã thận trọng phân tích và đánh giá dữ liệu, thông tin khoa học được đệ trình bởi AquaBounty xem xét giống cá hồi AquAdvantage, họ đã xác định rằng tất cả đều đúng với yêu cầu pháp lý để chấp nhận, bao gồm nguồn thực thực từ cá rất an toàn để ăn."  

Xem FDA news release.

 

 

THÔNG BÁO

 

 

Independent Professional Seed Association Annual Conference

 

HỘI NGHỊ HÀNG NĂM LẦN THỨ 27th CỦA HIỆP HỘI GIỐNG ĐỘC LẬP VÀ CHUYÊN NGHIỆP (IPSA) được tổ chức vào ngày 11-13, tháng Giêng 2016 tại Missouri, Hoa KỲ. Xem chi tiết conference website.

Trở lại      In      Số lần xem: 864

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD