Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33270876
Tuần tin khoa học 484 (20-26/06/2016)
Thứ bảy, 18-06-2016 | 05:59:48

MfPIP2-7 – gen của cây đậu “falcate” giúp cây thuốc lá chuyển gen chống chịu lạnh

 

Họ protein PIP (Plasma membrane intrinsic proteins) được phân ra thành hai nhóm: PIP1 và PIP2. Nhiều thành viên của PIP2s có chức năng một kênh vận tải nước, trong khi các thành viên của PIP1s có vai trò của chất thấm nước thông qua sự tương tác với PIP2. Một gen PIP2 đáp ứng với lạnh có tên là MfPIP2-7, được người ta phân lập từ cây “falcate”, tên khoa học là Medicago falcata, đây là loài thực vật họ Đậu chống chịu lạnh cực tốt (hình). Các nhà khoa học thuộc ĐH Nông Nghiệp Nam Trung Quốc, đứng đầu là Chunliu Zhuo đã phân tích cây thuốc lá biến đổi gen (Nicotiana tabacum L.) biểu hiện mạnh mẽ gen MfPIP2-7 đối với tính chống chịu nhiều stress bao gồm giá lạnh và sự khử nitrate. Abscisic acid được tìm thấy có trong khi phiên mã ở nghiệm thức xử lý lạnh của gen MfPIP2-7. Sự biểu hiện mạnh mẽ gen MfPIP2-7 đã làm tăng cường tính chống chịu lạnh giá (freezing, chilling) và sự thiếu nitrate trong cây thuốc lá transgenic. Nhiều gen đáp ứng với stress và mã hóa protein nitrate reductase (NR) d9u77o5c điều hòa theo kiểu UP trong cây transgenic, với sự lệ thuộc vào H2O2. Kết quả cho thấy MfPIP2-7 có vai trò quan trọng giúp cây chống chịu với lạnh giá khắc nghiệt  và chống chịu với sự thiếu nitrate thông qua sự khuếch tán H2O2, mà những sự kiện này điều hòa theo kiểu UP các gen liên quan đến chống chịu các stress.

 

Xem BMC Plant Biology.

 

 

Sự biểu hiện mạnh mẽ của gen trong cây lúa mì cải thiện tính chống chịu stress phi sinh học trong cây Stiff Brome

 

Ubiquitin hóa (ubiquitination)có vai trò quan trọng trong điều tiết sự phát triển và khả năng thích nghi với stress phi sinh học của cây trồng. Các nhà khoa học thuộc ĐH Nông Nghiệp Shandong  đã nghiên cứu những chức năng của gen “monoubiquitin” trong cây lúa mì, gen Ta-Ub2, trong nghiệm thức stress phi sinh học đối với cây một lá mầm so sánh với với cây hai lá mầm. Họ đã phát triển cây “stiff brome” (Brachypodium distachyon) biến đổi gen (hình); biểu hiện mạnh mẽ gen Ta-Ub2 trong điều kiện có hai promoters, CaMV35s RD29A bị kích hoạt bởi stress. Biểu hiện của Ta-Ub2 làm ức chế một chút sự tăng trưởng trong cây cỏ biến đổi gen này dưới những điều kiện thí nghiệm có kiểm soát. Tuy nhiên, sự ức chế này trở nên ít nhất khi gen được gắn với promoter RD29A. Cây transgenic duy trì nhiều nước  hơn và tỏ ra  có nhiều chất antioxidants hơn khi cho xử lý khô hạn. Stress do khô hạn và mặn đối với cây transgenic B. distachyon đã được cải thiện đáng kể.  Sự biểu hiện mạnh mẽ của gen Ta-Ub2 đã cải tiến tính chống chịu stress phi sinh học trong cả hai loài cây trồng một lá mầm và hai lá mầm.

 

Xem Plant Science.

 

 

Vaccine trên cơ sở thực vật  - một liệu pháp mới đối với bệnh sốt bại liệt

 

 Giáo Sư George Lomonossoff thuộc John Innes Centre, Anh Quốc, đã tiến hành một dự án nghiên cứu với sự chủ trì của ĐH Leeds nhằm phát triển những vaccine an toàn hơn đối với bệnh sốt bại liệt (polio) mà không cần phải sử dụng các virus sống cũng như khai thác nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất ra vaccine này. GS. David Rowlands thuộc ĐH Leeds, Khoa Sinh Học, người đứng đầu dự án này cùng hợp tác với GS. Nicola Stonehouse, đã nói rằng: những cách tiếp cận của họ đã sáng tạo nên các vaccine ổn định, rất hiệu quả chống lại virus gây sốt bại liệt trong điều kiện phòng thí nghiệm, nhưng họ cần phải cải tiến để giá thành rẻ hơn nữa. "Thách thức căn bản nhất là tạo nên các vỏ protein (protein shells) giống như của virus, mà không có bất cứ vật chất di truyền nào từ virus,". Vấn đề tiếp cận với phương pháp này là, các phần tử VLP (empty virus-like particles) được phát triển ít ổn định hơn virus hoàn chỉnh, và không đủ điều kiện để sản xuất vaccine. GS. Lomonossoff cho rằng tăng trưởng với số lượng lớn VLPs trong thực vật quá dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên và vô cùng hiệu quả. "Các bạn dễ dàng du nhập bacteria có chứa những gen này đối với VLP vào thực vật. Kết quả có trong tế bào thực vật sẽ tạo nên nhiều bản sao chép phần tử VLP. Tiến trình ấy, từ kỹ thuật du nhập vào  vi khuẩn để thu nhận các VLPs trên cơ sở chiết ra trên lá, có thể chỉ mất trong vài tuần". Ông đã bổ sung ý kiến này và cho rằng kỹ thuật như vậy sẽ có ít rủi ro hơn về sự tạp nhiễm đối với các loài virus khác nguy hiểm cho người.

 

Xem The John Innes website.

 

 

Sử dụng CRISPR để phát triển tụy tạng người trong con lợn

 

Các nhà khoa học thuộc ĐH California, Davis, đang sử dụng “kỹ thuật gene editing” với CRISPR và du nhập tế bào IPS (pluripotent stem) để tạo ra một phôi lai giữa lợn và người nhằm phát triển nội tạng người. Các gọi là “hybrid embryo” như vậy được người ta gọi là “chimera”, và nó hoạt động trông giống như của con lợn bình thường, nhưng có một tuyến tụy nhân tạo từ tế bào người. Tiến trình này sẽ có thể bảo quản nội tạng còn sống cho con người. Các nhà khoa học thực hiện điều ấy bằng cách cắt bỏ những phần thuộc DNA lai của lợn, thông qua CRISPR, rồi làm đầy lổ hổng ấy bằng cách tiêm vào những tế bào iPS của người cho đến khi tuyến tụy của người phát triển. Có điều là các virus của động vật có thể nhân cơ hội này di chuyển vào người thông qua kỹ thuật ghép nội tạng (transplantation). Tuy nhiên,  các nhà khoa học của Harvard Medical School cho thấy người ta có thể bất hoạt hơn 60 “retrovirus genes” trong lợn thông qua cái gọi là công nghệ “gene-editing”. Nếu tế bào IPS của một bệnh nhân đã bị khống chế và cho phối hợp với phôi lợn, điều ấy sẽ tạo ra một bản sao chép cơ quan riêng biệt nào đó của người, cho phép chúng ta cấy ghép tạng thành công hơn. (Image: Shutterstock)

 

Xem Bioscience Technology.

 

 

Triển vọng của sản phẩm “Tailored Products” trong công nghiệp

 

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đứng đầu là ĐH Melbourne và ĐH Cambridge đã phân lập được nhiều protein rất cần thiết trong nội dung tổng hợp “protein machinery” để làm ra sợi cellulose. Họ đã khám phá rằng những proteins ấy định vị trong một nơi có tính chất liên bào, thuật ngữ khoa học gọi đó là Golgi nơi mà proteins được xếp hạng một cách trật tự và được cải biên. "Nếu chức năng của họ protein bị hủy bỏ, các phức chất tồng hợp nên sợi cellulose sẽ trở nên bị cản trở trong bộ Golgi và có nhiều vấn đề xảy ra trên bề mặt tế bào, nơi được xem là năng động trong điều kiện bình thường", theo ý kiến của Yi Zhang (Max-Planck Institute for Molecular Plant Physiology) và Nino Nikolovski (ĐH Cambridge). "Chúng tôi gọi những protein mới này là STELLO, thuật ngữ Hi Lạp có nghĩa là “to set in place, and deliver” (lập lại trật tự và phân phát)". Giáo sư Paul Dupree thuộc ĐH Cambridge cho rằng kết quả nghiên cứu này rất quan trọng để hiểu rõ làm thế nào cây sản sinh ra sinh khối của chúng. Ông cho rằng khi sử dụng vật chất cellulose của thực vật, chúng ta thường gặp vần đề về làm sao chuyển đổi thực phẩm của chúng thành năng lượng sinh học (food-versus-fuel scenario) đặc biệt trong trường hợp sử dụng bắp làm bioethanol. Tìm kiếm những gen và những cơ chế có thể cải thiện sản sinh ra cellulose thực vật giúp họ có thể cắt gọt (tailor) sản phẩm cellulose phù hợp cho những nhu cầu rất khác nhau. Sản phẩm ấy được gọi là “tailored products”.

 

Xem The Melbourne Newsroom.

 

 

THÔNG BÁO

 

CHIÊU SINH ỨNG VIÊN SAU ĐẠI HỌC VỀ AN TOÀN SINH HỌC TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 

Ipbo (International Plant Biotechnology Outreach) thông báo tổ chức lớp đào tạo sau đại học (đào tạo từ xa) khóa học Biosafety in Plant Biotechnology tại Đại Học Ghent (Belgium) niên khóa 2016-2017. Nộp hơ sơ từ nay cho đến ngày 31 tháng Tám năm 2017. Muốn biết thêm chi tiết xem IPBO website hoặc liên hệ Sylvie.Debuck@vib-ugent.be.

 

 

HỘI NGHỊ ICIEM LẦN THỨ HAI (2016)

 

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ về quản lý tổng hợp môi trường phục vụ phát triển bền vững (International Conference on Integrated Environmental Management for Sustainable Development: ICIEM) được tổ chức vào ngày 27-30, tháng Mười 2016; tại Hammamet – Tunisia.

 

Xem chi tiết: www.iciem-conference.com


Trở lại      In      Số lần xem: 1046

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD