Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33270497
Tuần tin khoa học 490 (01-07/08/2016)
Thứ sáu, 29-07-2016 | 19:58:20

Biểu hiện mạnh mẽ gen AhRRS5 trong cây thuốc lá tăng cường tính kháng bệnh “héo khô vi khuẩn”

 

Cho dù có rất nhiều nghiên cứu, nhưng giải pháp kiểm soát có hiệu quả bệnh héo khô vi khuẩn do Ralstonia solanacearum gây ra vẫn còn là vấn đề tồn tại. Các nhà khoa học thuộc Fujian Agriculture and Forestry University, Trung Quốc, đứng đầu là Chong Zhang, đã định tính được  một gen mới AhRRS5 lấy từ cây đậu phụng, gen này có cách thức điều tiết theo kiểu UP trong giống đậu phụng kháng bệnh và giống nhiễm bệnh khi phản ứng với vi khuẩn R. solanacearum. Nghiệm thức xử lý phytohormones, cũng như nghiệm thức xử lý stress sinh học đã làm tăng mức độ thể hiện gen AhRRS5. Cho thể hiện gen này trong cây thuốc lá, nó kích hoạt được  phản ứng siêu nhạy cảm (hypersensitive response) và làm tăng cường tính kháng của cây thuốc lá đối với vi khuẩn R. solanacearum. Nhiều gen chỉ thị phản ứng trong hệ thống tự vệ của cây chủ đã được điều tiết theo kiểu UP trong các dòng con lai transgenic so với cây nguyên thủy. Gen  AhRRS5 góp phần đáng kể vào phản ứng tự vệ của cây đối với R. solanacearum thông qua rất nhiều chu trình truyền tín hiệu. Kết quả nghiên cứu này có thể góp phần hướng dẫn cách phát triển tính kháng bệnh héo khô vi khuẩn. Xem Plant Biotechnology Journal.

 

Hình (a): Sơ đồ cấu trúc gen với  p35S::GFP và  p35S:: AhRRS5-GFP được sử dụng  với gen AhRRS5 thông qua kỹ thuật “agroinfiltration” chuyển nạp vào tb cây thuốc lá N. benthamiana

 

 

Ice-Binding Proteins (IBPs) có liên quan đến tính chống chịu rét của Arabidopsis

 

 Lolium perenne là loài thảo mộc có tên tiếng ANH là “ryegrass” chống chịu rét rất giỏi trong điều kiện nhiệt độ xuống cực thấp. Protein IBPs (Ice-binding proteins) được người ta giả thuyết rằng sẽ giúp cây phòng chống được tổn thương do rét đậm trong thí nghiệm tăng trưởng với điều kiện “ice crystals” tại “apoplast” (không gian bên ngoài màng plasma của tế bào) . Melissa Bredow cùng với đồng nghiệp của Bà thuộc ĐH Queen, Canada, đã nghiên cứu sự thể hiện, sự định vị và sự bảo vệ cây chống lại giá rét của hai isoforms thuộc L. perenne IBP, đó là LpIRI2LpIRI3, cũng như một IBP (LpAFP) được thao tác kỹ thuật. Tất cả protein IBPs đều được biểu hiện một cách riêng biệt trong từng cây Arabidopsis  được người ta nghiên cứu. Kết quả cho thấy LpIRI2 LpIRI3 đều có cách điều tiết theo kiểu UP  khi có xử lý lạnh ngay sau đó. Cả hai isoforms LpIRI3LpIRI2 đều tích lũy trong apoplast của cây Arabidopsis đã chuyển gen. Trong khi đó, isoform được thao tác, LpAFP, vẫn còn nằm ở intracellular (màng liên bào). Cây transgenic biểu hiện cả LpIRI2 hoặc LpIRI3 cho thấy có tác dụng làm giảm sự đứt nối ion sau khi xử lý lạnh sâu và đã cải tiến được mức độ sống sót sau khi bị rét; trong khi cây mang gen LpAFP không biểu hiện được bất cứ cách thức tự bảo vệ nào. Kết quả chứng minh rằng sự biểu hiện tại apoplast của các isoforms L. perenne IBP có thể cung cấp cho cây hệ thống tự bảo vệ đối với rét đậm.  Xem Plant Biotechnology Journal.

 

 

Cấu trúc protein then chốt của virus Zika

 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Michigan và Purdue, đã công bố kiến trúc protein của virus Zika bao gồm cả giai đoạn sinh sản và gia đoạn tương tác với ký chủ, trong một hệ thống miễn dịch học.  Protein NS1 của Zika về thực chất có nhiều đặc điểm khác với bản chất “electrical-charge” khi so sánh với các “flaviviruses”. Lần đầu tiên người ta bắt giữ được cấu trúc phân tử của những thể “loops” vô cùng biến hóa tại những “wing domains” của protein này, mà chúng chưa hề được quan sát ở các nghiên cứu trước đây. Dạng “loop” này biến ảo theo kiểu UP, nhưng theo nghiên cứu mới này, dạng “flip của nó theo kiểu “DOWN” từ những đoạn “wings”.  Richard Kuhn, Giáo sư của ĐH Purdue  và ctv. lần đầu tiên đã xác định được cấu trúc protein của Zika virus. Xem University of Michigan website.

 

 

 

Nghiên cứu trên mô hình chuột gợi ra rằng tế bào gốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh mắt: glaucoma

 

 Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc “Veterans Affairs and University of Iowa” cho thấy việc ứng dụng tế bào gốc có thể giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro đối với bệnh mắt thông thường là glaucoma. Dr. Markus Kuehn và ctv. đã sử dụng tế bào gốc của chuột.  Dr. Kuehn tiêm tế bào gốc vào mắt chuột bị bệnh glaucoma. Sự tiêm tế bào gốc như vậy gây ra sản sinh các tế bào mới có tính chất nội sinh trong trabecular meshwork (vùng mô mắt định vị xung quan trục gốc của giác mạc [cornea], gần mi [ciliary body], có chức năng thoát nước) dẫn đến bệnh glaucoma.Đặc điểm chính của nghiên cứu này là loại hình tế bào gốc nào được sử dụngcho hiệu quả tốt nhất để chữa bệnh glaucoma. Tế bào gốc ở đây là tế bào tăng trưởng tại “trabecular meshwork cells” bằng kỹ thuật cây chúng trong dung môi được xử lý bằng những tế bào đang hoạt động của người “trabecular meshwork”. Họ tin tưởng rằng kết quả của họ sẽ hữu ích trong hầu hết các trường hợp mặc bệnh glaucoma. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chắc chắn rằng nó có thể áp dụng cho những dạng khác của bệnh mắt hay không? Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Xem US Department of Veterans Affairs website.

 

Hình của Steven E. Smith

 

 

Nhóm khoa học gia quốc tế giải trình tự bộ genome giống lúa mạch cổ xưa 6.000 năm tuổi

 

 Hình: Lối vào Yoram Cave với dốc đá dựng thẳng đứng.

 

Nhóm khoa học gia của Đức, Israel, Anh, và Hoa Kỳ lần đầu tiên đã thành công trong việc giải trình tự bộ genome của hạt giống lúa mạch có tính chất “Chalcolithic”. Hạt lúa mạch đã được 6.000 năm tuổi là bộ genome cây trồng già nhất được tái phục dựng lại cho đến nay, lấy từ hang động “Yoram Cave” thuộc phía Nam của thành Masada, trong sa mạc Judean, rất gần với Biển Chết (Dead Sea). Hạt lúa mạch tiền sử này rất giống với hạt lúa mạch hiện nay.  Phân tích cho thấy hạt được trồng 6.000 năm trước đây có đặc điểm di truyền khác với loại hình hoang dã được thu thập hiện nay, cho dù nó có trung lấp về di truyền với loài trồng trọt hiện nay trong vùng có chứng cớ tự nhiên ấy. Kết quả cho thấy sự thuần hóa giống lúa mạch tại vùng “Fertile Crescent” đã là những kỳ tích xuất hiện rất sớm, và cho rằng những người đi xâm chiếm và những nhóm người di cư đến đây đã không mang theo hạt giống của riêng họ, mà tiếp tục trồng giống bản địa. So sánh hạt giống cổ và hạt giống hoang dại tại vùng này cùng với những giống bản địa đã cho phép chúng ta hiểu được nguồn gốc địa lý và thuần hóa lúa mạch tại “Upper Jordan Valley”, một giả thuyết mà người ta nêu ra tại hai di tích khảo cổ ở các khu vực xung quanh, và chính nơi đây loài người đã trồng lúa mạch đầu tiên, sớm nhất trên thế giới này.  Xem Bar-Ilan University website.

 

THÔNG BÁO

 

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 18 VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NÔNG NGHIỆP 2016

 

ICABR 2016 (18th International Conference on Agricultural Biotechnology Research) được tổ chức tại Holiday Inn Miami Beach, Florida, USA; vào ngày 5-6, tháng 12, 2016

Xem chi tiết ICABR 2016 website.

 

ICABR 2016 : 18th International Conference on Agricultural Biotechnology Research

Trở lại      In      Số lần xem: 1065

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD