Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33271180
Tuần tin khoa học 508 (05-11/12/2016)
Thứ bảy, 03-12-2016 | 06:32:36

Ứng dụng kỹ thuật di truyền trên cây bắp để sản xuất ra Astaxanthin

 

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Goethe, Frankfurt và cộng tác viên đã phát triển giống bắp chuyển nạp gen sản sinh ra carotenoid có tên gọi là astaxanthin, đây là chất rất quan trọng trong lĩnh vực thực phẩm của cá. Chất astaxanthin của cây bắp GE đã được đánh giá một khi nó được sử dụng làm thực phẩm chức năng cho cá để cải tiến màu sắc của thịt cá hồi “rainbow trout”. Chuẩn bị bước đầu rất nhiều dầu và hàm lượng không đủ để giúp các nhà nghiên cứu cải tiến được công đoạn đầu tiên trong chuỗi qui trình chế biến.  Chất anyaxanthin vải tiến làm cho công việc chuẩn bị khi khởi động qui trình tốt hơn trong các nghiệm thức xử lý thịt cá hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của astaxanthin tách chiết từ bắp có 3,5 µg/g khối lượng chất khô trong phi lê cá hồi giống như xử lý astaxanthin hóa học. Như vậy bắp GE có thể được xem là nguồn cung cấp rất tốt chất astaxanthin tự nhiên làm thức ăn cho cá. Xem Transgenic Research.

 

 

Chức năng tự vệ của cây đậu nành với gen gmafs giúp cây chống lại tuyến trùng và côn trùng gây hại

 

Gen mã hóa terpene synthase (TPSs) có vai trò vô cùng quan trọng trong các tiến trình sinh học của cây. Các nhà khoa học thuộc Đại học Tennessee, đứng đầu là Jingyu Lin, cùng với các nhà khoa học thuộc nhiều viện nghiên cứu khác, đã định tính một thành viên của họ genTPS trong cây đậu nành, đó là gen GmAFS. Họ cũng nghiên cứu vai trò tự vệ của gen GmAFS chống lại tuyến trùng và sâu hại đậu nành (Glycine max). Gen GmAFS được tìm thấy có liên quan rất gần với gen mã hóa (E,E)-α-farnesene synthase của cây táo. Sự biểu hiện gen GmAFS trong giống đậu nành kháng tuyến trùng làm cho cây kích thích khi bị tấn công. Tuy nhiên, sự biểu hiện của gen này trong cây nhiễm tuyến trùng SCN không rõ. Sự thể hiện mạnh mẽ hệ thống rễ tóc (hairy roots) gen GmAFS được phát sinh trong giống đậu nành nhiễm tuyến trùng  SCN được khảo sát để tìm thấy chức năng của nó. Các dòng transgenic cho thấy tính kháng tăng đáng kể to SCN, chứng tỏ gen GmAFS có đóng góp vào tính kháng tuyến trùng SCN. Trong lá đậu nành, sự thể hiện của gen GmAFS cho thấy nó được kích hoạt bởi Tetranychus urticae (một loại nhện có tên là two-spotted spider mites) giống như khi xử lý bên ngoài bằng methyl jasmonate. Phân tích sâu hơn cho thấy cây đậu nành có T. urticae sẽ phát ra một hỗn hợp chất bay hơi có (E,E)-α-farnesene – đây là một trong những chất có rất nhiều trong thực vật. Nghiên cứu cho thấy GmAFS có chức năng tự vệ cho đậu nành cả cơ quan có trên mặt đất và dưới mặt đất. Xem Plant Biotechnology Journal.

 

 

Thách thức của kỹ thuật genome editing trong cây mía đường

 

Kỹ thuật chỉnh sử gen mở ra những cơ hội độc đáo cho các nhà chọn giống cây trồng thui1c đẩy nhanh sản lượng. Hệ men RNA-guided engineered nucleases, ví dụ như CRISPR/Cas9 tạo ra một tiềm năng to lớn vì tính đơn giản và hiệu quả của nó. Hệ thống CRISPR/Cas9 cho đến này khá thành công trong nhiều loài cây trồng. Tuy nghiên, việc sử dụng kỹ thuật này còn trong giai đoạn sơ khai đối với cây mía đường (Saccharum sp.). Nghiên cứu của Chakravarthi Mohan thuộc Federal University, Sao Carlos, Brazil khái quát hóa việc sử dụng hệ thống CRISPR/Cas9 trong cải tiến bộ gen mía đường. Hiện nay, chỉ có báo cáo về nội dung làm giảm hàm lượng lignin bằng genome editing trong sản xuất ra nhiên liệu sinh học. Một yêu cầu đặt ra cho genome editing là tính khả thi của các nguồn vật liệu trong genome để thiết kế ra phân tử gRNAs đặc hiệu và  các gen mục tiêu bằng những chức năng đã biết rồi. Tuy vậy, bộ genome cây mía đường vẫn chưa được giải mã đầy đủ và nguồn vật liệu trong hệ genome vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, chức năng của hơn 10.000 gen mã hóa của mía đường chưa được khám phá hết. Nghiên cứu này tập trung thảo luận vào những thách thức ấy, bao gồm bản chất bộ genome quá lớn, đa bột thể, hiệu quả chuyển nạp kém, sự câm của những transgene, và thiếu những kỹ thuật thanh lọc chính xác. Ngần ấy làm cho cản trở  kỹ thuật genome editing trong cây mía đường. Xem Frontiers in Plant Science.

 

 

Sự chấp nhận của đại chúng đối với nông sản có từ cây được xử lý genome editing

 

Kỹ thuật genome editing, ví dụ hệ thống CRISPR/Cas9 system, có thể cải tiến cây trồng mà không cần transgene, được người ta hi vọng sẽ tạo ra được một phổ rộng các giống cây trồng. Tuy nhiên, sự chấp nhận của đại đối với cây GMOs cho thấy người ta cũng sẽ do dự chấp nhận loại hình cây trồng như vậy. Tetsuya Ishii và Motoko Araki thuộcHokkaido University, Nhật Bản đã giải tỏa thắt nút của tính chấp nhập của người tiêu dùng đối với cây trồng không có transgene thông qua kỹ thuật genome editing và tạo ra các khuyến cáo kèm theo. Người ta không nên theo đuổi một định kiến là “zero-risk” (không có bất cứ rủi ro nào) khi sử dụng cây trồng. Các nhà phát triển nên tập trung sản xuất giống cây trồng có những tính trạng làm thỏa mãn như cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, các nhà phát triển phải nghiên cứu những đột biến có tính chất “off-target” trong cây và lập lại những chỉnh sửa mang tính chất “multiplex genome editing”. Theo cách như vậy, chính phủ sẽ xem xét hiện trạng ấy và xây dựng các luật lệ tương thích. Chính phủ tăng cường thông tin tuyên truyền với công chúng và những developers. Khi chúng ta có kiến thức đầy đủ về cây được chỉnh sửa gen  và tin tưởng vào luật pháp, lúc đó, cây trồng không có transgene có thể thâm nhập vào xã hội một cách từ từ. Xem Plant Cell Reports.

 

 

Phát triển loài cỏ transgenic làm trung hòa độc chất của bom, chất nổ và đạn rơi rớt trong chiến tranh

 

 Chất nổ và đạn trong các căn cứ quân sự để lại tồn dư mang độc tính cao, gây ô nhiễm hàng triệu acres của những căn cứ Mỹ mà người ta dự đoán phải mất 16 tỷ USDđến 165 tỷ USD. Các nhà nghiên cứu của ĐH Washington và ĐH York đã thực hiện công nghệ di truyền tạo ra các loài cỏ biến đổi gen có thể làm trung hòa (neutralize) và loại bỏ tận gốc rễ chất RDX, một hợp chất hóa học cực độc được áp dụng rộng rải làm chất nổ trong Đại Chiến Thế Giới lần thứ Hai. Họ chuyển vào hai gen từ vi khuẩn có khả năng ăn RDX và làm gảy nối hóa học biến chúng trở nên không có hại cho con người vào hai loài cỏ: Panicum virgatumAgrostis stolonifera. Xem University of Washington website. (Hình: Giống cỏ transgenic grass có thể làm giảm RDX, một hợp chất cực độc có trong thuốc nổ. Dennis Wise/ University of Washington)

 

Thông báo

 

Đại hội genomic thực vật và chỉnh sửa Gen  - Europe

 

Đại hội quốc tế có tên là “Plant Genomics and Gene Editing Congress” được tổ chức tại Beurs van Berlage, Amsterdam, The Netherlands vào ngày 16-17, tháng Ba 2017

 

Xem event website.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 741

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD