Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33276996
Tuần tin khoa học 522 (20-26/03/2017)
Chủ nhật, 19-03-2017 | 08:32:03

Nghiên cứu ảnh hưởng của giống bắp GE trên chuỗi thức ăn của động vật chân đốt (Arthropod)

 

Các nhà khoa học thuộc Đại Học Szent István, Hungary, và những đồng nghiệp của học trong mạng lưới hợp tác, đã nghiên cứu các giống bắp chuyển gen (GE) và những giống bắp tương ứng không chuyển gen (non-GE) để xác địnhtác động của kỹ thuật di truyền trên chuỗi thức ăn của những con chân đốt (arthropod food webs). Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Ecology and Evolution. Trên cơ sở số lượng của nhóm sinh vật “trophic” (“dị dưỡng” có nghĩa là phải ăn mới sống, khác với “tự dưỡng”) và các chuỗi liên kết của chúng, có hoặc không có Bt toxins (bao gồm tính kháng côn trùng, và kháng cả côn trùng lẫn thuốc cỏ glyphosate) hoặc không có xử lý glyphosate làm thay đổi cấu trúc của chuỗi thức ăn. Những khác biệt về “trophic links” / “trophic groups” được quan sát giữa cây bắp GM và cây bắp non-GM trên chuỗi thức ăn của nhóm côn trùng ăn thân lá (herbivore) và của cây. Những khác biệt về độ dài của chu trình thức ăn trong chuỗi thực phẩm có GM và không có GM của sâu ăn lá, ăn thân cũng được quan sát. Tuy nhiên, những khác biệt ấy không làm thay đổi một cách bất lợi chuỗi thức ăn của arthropod. Xem research article

 

 

 

Protein tạo võ của virus “Citrus Psorosis” có liên quan đến tính kháng bệnh psorosis trên cây có múi

 

Citrus psorosis virus (CPsV) là tác nhân chính gây bệnh psorosis, một bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự lây lan khá rộng của nó trên cây có múi. Hai hội chứng của psorosis là PsA PsB, đã được người ta mô tả khá kỹ, với PsB là loại hình tấn công cây có múi dữ dội nhất. Một nghiên cứu trước đó trên cây dứa, cam ngọt được báo cáo với nội dung chuyển nạp gen thông qua cấu trúc kẹp tóc (hairpin) từ gen mã hóa protein tạo võ CPsV (ihpCP). Một vài cây trong thí nghiệm đã biểu hiện được tính kháng với mẫu phân lập (isolate) của PsA. Nhà khoa học A. De Francescothuộc Instituto de Biotecnología y Biología Molecular, Argentina, vừa đây đã ghi nhận rằng:  sự thể hiện của transgene “ihpCP”và sự sản sinh rasiRNA của hai dòng được phát triển trước đó,dòngihpCP-10 và dòng ihpCP-15, tỏ ra bền vững theo thời gian và có khả năng nhân dòng tốt. Đặc biệt là, dòng ihpCP-15 biểu hiện tính kháng trong hơn 2 năm, ngay sau khi chủng bệnh trở lại nhiều lần. Dòng ihpCP-15 kháng hoàn toàn trong khi dòng ihpCP-10 chỉ biểu hiện tính chống chịu với virus này, làm cho chậm trễ sự phát bệnh và làm tiết giảm (attenuation) các triệu chứng của PsB. Các cây ihpCP còn kháng được mẫu phân lập mang tính chất dị hợp CPsV mà mẫu này gây hội chứng PsB vô cùng nghiêm trọng. Các dòng này rất triển vọng để phát triển giống cây có múi kháng bệnh psorosis. Xem Transgenic Research.

 

CRISPR/Cas9-based Gene Knockout” trong cây dưa hấu

 

Chỉnh sửa genome đang thu nhận một kết quả thuận lợi vô cùng to lớn để khẳng định chức năng của gen và phát sinh ra những đột biến có lợi về mặt nông học của nhiều loài cây trồng.Gần đây, hệ thống“RNA-guided genome editing” với sự trợ giúp đắc lực của enzyme CRISPR-Cas9 đã và đang được ứng dụng thành côngtrong nhiều loài thực vật. Nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu làShouwei Tian thuộc Beijing Key Laboratory of Vegetable Germplasm Improvement, công bố công trình khoa học của họ về hệ thống CRISPR-Cas9 trong chỉnh sửa gen cây dưa hấu (Citrullus lanatus), một cây ăn quả rất quan trọng. ClPDS là gen “phytoene desaturase” của cây dưa hấu, được người ta chọn lọc như một gen đích vì những dạng đột biến của nó cho kết quả kiểu hình “albino” (bạch tạng). Hệ thống enzyme CRISPR/Cas9 được người ta hoàn thiện trong tế bào protoplast của cây dưa hấu. Tất cả cây dưa hấu transgenic mang đột biến gen ClPDSđều cho kiểu hình “albino” rõ ràng, hoặc “mosaic albino” (dạng khảm). Điều ấy khẳng định hệ thống CRISPR/Cas9 về mặt kỹ thuật đã chỉnh sửa có hiệu quả 100% “genome editing” tạo ra những dòng dưa hấu transgenic mong muốn. Hơn nữa, đây không giống như đột biến không chủ đích  (off-target mutations) mà là đột biến có chủ đích (target mutagenesis), thông qua việc xem xét rất kỹ vùng có alen đồng hợp tử cao đối với chuỗi trình tự sgRNA. Hệ thống CRISPR/Cas9 có thể tạo hiệu ứng rất cao của đột biến “knockout” trong cây dưa hấu. Xem Plant Cell Reports.

 

 

Cá rô phi (Tilapia) và chìa khóa di truyền điều khiển tính chống chịu mặn

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại Học California, Davis, vừa xác định những đoạn phân tử DNA ngắn trong cá rô phi (Tilapia). Những đoạn này ảnh hưởng đến sự thể hiện của những gen điều khiển phản ứng của các rô phi đối với stress mặn. Đa số loài cá sống ở nước ngọt hoặc nước mặn, nhưng cá  Tilapia có một khả năng đáng nể là thích ứng sống được trong điều kiện nước mặn với những mức độ mặn khác nhau. Muối đóng vai trò trong điều hòa áp suất thẩm thấu, một tiến trình mà cá và những động vật thủy sinh khác phải duy trì được một cân bằng giữa hàm lượng nước trong cơ thể chúng và nước bên ngoài môi trường sống. Biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa khả năng điều tiết áp suất thẩm thấu ấy của sinh vật. Do băng tan ở hai cực, muối từ đại dương giảm, nhưng tăng ở vùng duyên hải, gia tăng sự mặn hóa ở các hồ nước mặn (desert lakes) và các nhánh sông. Muốn biết được những cơ chế di truyền học về điều hòa áp suất thẩm thấu, các nhà khoa học nói trên đã nghiên cứu tế bào của cá Tilapia có khả năng tăng trưởng rất nhanh tại Mozambique (hình). Họ đã xác định có năm chuỗi trình tự DNA, mỗi trình tự có một đoạn phân tử  OSRE1, đóng vai tròn phân tử “enhancers” (tăng cường) khả năng điều tiết áp suất thẩm thấu và có trong tiến trình phản ứng với stress do mặn. Họ còn tiến hành nghiên cứu thao tác kỹ thuật các phân tử “OSRE1 enhancers”, phục vụ cho những nghiên cứu sau này nhằm phân lập gen trong hệ thống điều tiết như vậy có liên quan đến chịu mặn của cá rô phi. Xem UC Davis website.

 

 

Các nhà khoa học ESF phát triển giống cây hạt dẻ transgenic

 

Giống cây hạt dẻ Mỹ (Castanea dentate) được xem là cây chủ lực tại Hoa Kỳ. Cây bị tấn công bởi vi nấm gấy bệnh “chestnut blight”, đó là Cryphonectria parasitica. Các nhà khoa học thuộc College of Environmental Science and Forestry (ESF), State University of New York, Hoa Kỳ đã phát triển cây dẻ transgenic có thể chống lại sự xâm nhiễm của bệnh “chestnut blight”. Giáo Sư William Powell, một trong những tác giả tạo ra cây chuyển gen này, đã nói rằng nhóm nghiên cứu của ông hiện đang thực hiện một động tác về sự chấp nhận pháp lý của thống đốc bang, để phân phối giống cây này ra đại chúng. Ông hi vọng lộ trình như vậy sẽ mất từ hai đến bốn năm để hoàn chỉnh.  Xem ESF.

 

 

Viện Hàn Lâm Nông Nghiệp Nhật đề nghị khảo nghiệm đồng ruộng cây trồng GM

 

http://www.isaaa.org/kc/cropbiotechupdate/files/images/2017-03-15-sugarbeet.jpgViện Hàn Lâm Nông Nghiệp Nhật (Agricultural Academy of Japan) chủ trì một cuộc họp báo để công bố quyết định của học về đề nghị khảo nghiệm đồng ruộng nhiều loài cây trồng biến đổi gen, với ưu tiên giống cây củ cải đường GM kháng thuốc cỏ tại Hokkaido. Cuộc họp báo này diễn ra vào ngày 1 tháng Ba năm 2017 tại Bộ Nông, Ngư và Lâm Nghiệp Nhật, Tokyo. Họp báo có sự hiện diện của đại biểu thuộc 10 tổ chức media của quốc gia này. Đề nghị này nhằm mục đích thực hiện một khảo nghiệm đồng ruộng đúng chuẩn mựccây trồng GM, đặc biệt đối với giống củ cải đường kháng thuốc cỏ để xác định hiệu quả kinh tế của công nghệ mới này trên giống củ cải đường “HT sugar beet” giống như ở Hoa Kỳ và Canada. Công nghệ sản xuất củ cải được ít tốn công lao động nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất vì công làm cỏ. Đề nghị này do Academy đối với Chính Phủ và đối với tỉnh Hokkaido. Đề nghị quan trọng ấy được tải trên website của Viện Hàn Lâm và gửi cho Chính Phủ cũng như hệ thống các Viện nghiên cứu trực thuộc. Xem website academy.nougaku.jp. Muốn biết thêm chi tiết xin liên hệ với Dr. Fusao Tomita, Nippon BIC theo e-mail: ftomita@a-hitbio.com

Trở lại      In      Số lần xem: 845

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD