Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33274115
Tuần tin khoa học 588 (25-02/07/2018)
Thứ tư, 04-07-2018 | 09:07:02

GMNMH7 ức chế sự phát triển rễ và nốt sần của cây đậu nành

 

Description: Kết quả hình ảnh cho soybean noduleĐậu nành (Glycine max) là loài cây thực phẩm quan trọng cung cấp dầu và protein cho loài người, đậu nành có khả năng cố định đạm khí trời như vi khuẩn cộng sinh có trong nốt sần ở dưới rễ đậu. Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng protein GmNMH7, một yếu tố phiên mã (transcription factor) thuộc họ MADS-box, có liên quan đến sự phát triển của nốt sần. Tuy nhiên, chức năng của chúng chưa rõ ràng. Nhóm nghiên cứu của Ma Wen-ya và Liu Wei thuộc Chinese Academy of Agricultural Sciences vừa phân lập được gen GmNMH7 biểu hiện hết sức đặc biệt trong rễ và trong nốt sần. Phân tích cho thấy các thành phần biểu hiện của gen GmNMH7 khá giống với nhiều gen khác khi nốt sần phát triển sau khi chủng vi khuẩn Rhizobia. Đỉnh biểu hiện cao nhất đầu tiên của gen GmNMH7 so sánh với những gen khác cho thấy gen này liên quan đến chu trình truyền tín hiệu NF (nod factor) và có chức năng trong sự phát triển đầu tiên của nốt sần.

Sự thể hiện mạnh mẽ protein GmNMH7 trong lông tơ giảm đáng kể về số lượng rễ và chiều dài rễ. Hơn nữa, sự thể hiện mạnh mẽ của gen GmNMH7 còn làm giảm hàm lượng abscissic acid, làm tăng hàm lượng gibberellins trong rễ cây đậu nành transgenic. Kết luận; gen GmNMH7 tham gia tích cực vào chu trình truyền tín hiệu NF và điều tiết tiêu cực sự hình thành nốt sần thông qua hàm lượng gibberellins. Xem Journal of Integrative Agriculture.

 

Gen IBSNRK1 cải tiến hàm lượng tinh bột và phẩm chất củ khoai lang

 

Description: Kết quả hình ảnh cho sweet potato tubeGen Sucrose non-fermenting-1-related protein kinase-1 (SnRK1) được người ta tìm thấy có chức năng làm tăng sự tích tụ tinh bột trong thực vật. Tuy nhiên, vai trò của gen này làm cải tiến chất lượng tinh bột như thế nào vẫn chưa có công trình khoa học báo cáo. Các nhà khoa học của Đại Học Nông Nghiệp Trung Quốc đứng đầu là Zhitong Ren, cùng với các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu gen IbSnRK1 của cây khoai lang (Ipomoea batatas), loài cây thể hiện sự tích trữ ở rễ cao trong củ khoai lang. Gen IbSnRK1 khi thể hiện mạnh mẽ, sẽ làm gia tăng hàm lượng tinh bột trong rễ khoai lang. Hơn nữa, nó còn làm giảm tỷ lệ amylose, làm tăng kích thước tinh thể tinh bột và cải tiến mức độ hình thành tinh thể (crystallinity) và độ hóa hồ (gelatinization)  trong cây khoai lang transgenic. Kết quả cho thấy SnRK1 có vai trò quan trọng trong cải tiến phẩm chất tinh bột. Sự thể hiện mạnh mẽ gen IbSnRK1 còn dẫn đến sự kiện điều tiết các gen có liên quan theo kiểu “up” và làm tăng cường những enzymes chủ chốt trong chu trình sinh tổng hợp tinh bột. Nó còn làm tăng hàm lượng các tiền chất quan trọng cho chu trình tổng hợp tinh bột của cây khoai lang transgenic. Như vậy gen IbSnRK1 cải tiến hàm lượng tinh bột và phẩm chất tinh bột của khoai lang. Gen này có thể giúp nhà chọn giống cải tiến hàm lượng tinh bột và phẩm chất tinh bột giống khoai lang cao sản. Xem Plant Biotechnology Journal.

 

Điều tiết theo kiểu “DOWN” của gen C3'H trong cây lúa làm thay đổi kiến trúc thành tế bào

 

p‐Coumaroyl ester 3‐hydroxylase (C3ˊH) là một enzyme chủ chốt, có trong sự tổng hợp lignin, một hợp chất căn bản của thành tế bào thứ cấp trong mạch dẫn truyền của thực vật. Người ta đã nghiên cứu C3ˊH khá kỹ, nhưng vẫn còn rất ít thông tin cho chúng ta hiểu được trong điều kiện các loài cây hòa thảo đơn tử diệp. Nhóm nghiên cứu của Yuri Takeda thuộc Kyoto University, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu enzyme C3ˊH‐ trên cấu trúc của thành tế bào loài cỏ hòa thảo. Dòng đột biến knockdown gen C3ˊH được tạo ra thông qua kỹ thuật làm câm gen nhờ RNAi, khoảng 0.5% có mức độ thể hiện bình thường, cho đến khi cây thu hoạch được hạt. Điều ấy có nghĩa là, cây lúa đột biến C3ˊH‐knockout được tạo ra nhờ hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 sẽ trở nên lùn và bất thụ. Phân tích các dòng đột biến trưởng thành “C3ˊH‐knockdown RNAi” cho thấy hàm lượng lignin của chúng rất giàu p‐hydroxyphenyl (H) units và làm giảm hàm lượng guaiacyl (G)  vốn dĩ có ưu thế khi bình thường; và hàm lượng syringyl (S) units. Ức chế của C3ˊH còn làm giảm liên kết giữa các thành tế bào (cell wall cross‐linking). Cây lúa đột biến ức chế gen C3ˊH sẽ làm tăng sinh khối chứa saccharose. Như vậy, sự thể hiện của gen C3ˊH vô cùng quan trọng cho hình thành lignin  và các thành phần của nó giống như mức độ “cross‐linking” trong thành tế bào. Xem The Plant Journal.

 

Gen ứng cử viên của cây lúa cải tiến sự chống chịu thiếu kali

 

Peroxiredoxins (Prxs) được nhấn mạnh là chất khử độc và tập trung nhiều trong vùng liên bào  để điều tiết hydrogen peroxide. Trong cây Arabidopsis thaliana, gen At2-CysPrxB rất cần thiết để duy trì chu trình từ nước trở về nước đối với thao tác quản lý “hydrogen peroxide”. Trong khi 2-Cys Prxs được người ta nghiên cứu rất kỹ trong cây Arabidopsis thaliana, thì chức năng của 2-Cys Prxs trong cây lúa hầu như không biết gì hết. Xiaohui Mao thuộc Fujian Agriculture và Forestry University, Trung Quốc, đứng đầu nhóm nghiên cứu về gen đồng dạng trên cây lúa so với gen cây Arabidopsis At2-CysPrxB. Gen của cây lúa OsPRX2 điều khiển sự chống chịu thiếu kali. Phân tích cho thấy gen OsPRX2  định vị trong lục lạp. Sự thể hiện mạnh mẽ của gen OsPRX2 làm tăng cường tính chống chịu thiếu kali của cây lúa. Tạo đột biến có chủ đích bằng CRISPR-knockout gen OsPRX2 dẫn đến kết quả làm thay đổi lá lúa và khí khổng luôn mở ra trong điều kiện thiếu kali. Nghiên cứu xác định rằng OsPRX2 là một gen ứng cử viên phục vụ cho công nghệ di truyền nhằm cải tiến tính chống chịu thiếu kali cho cây lúa. Xem Biochemical and Biophysical Research Communications.

 

APETALA2 gen chủ lực cải tiến năng suất hạt của các loài BRASSICA

 

Nhiều loài cây trồng cung cấp rau xanh và hạt có dầu thuộc chi Brassica là thực phẩm quan trọng hàng ngày của loài người. Năng suất hạt của cây cải thường bị ảnh hưởng bởi sự trổ bông không bình thường, đặc biệt trong điều kiện có stress phi sinh học. Tuy nhiên, giải thích nguyên nhân theo sinh học phân tử sự trổ hoa không bình thường ấy vẫn chưa rõ ràng. Nhóm nghiên cứu của Yanfeng Zhang thuộc Hybrid Rapeseed Research Center, Trung Quốc thí nghiệm che sáng cây cải turnip đột biến (Brassica rapa). Trong hoa cây cải này, thuật ngữ sepal-carpel modification (scm), liên quan đến bốn cánh hoa được cải biên thành một cánh hoa dính với nhau lại. trông giống như một cái chuông, bao quanh là những nhị đực bất thường, và nột nhụy cái. Kết quả năng suất hạt rất thấp. Phân tích DNA dòng đột biến này cho thấy: gen BrAP2a , một gen đồng dạng với gen của cây Arabidopsis APETALA2 (AP2) chuyên điều khiển hình thành cánh hoa, mất chức năng trong dòng đột biến scm do có hiện tượng chèn đoạn. Hơn nữa, hệ thống CRISPR-Cas9-knockout đối với hai gen BnAP2 BrAP2a, và gen đồng dạng của nó BrAP2b, trong cây cải dầu (Brassica napus) có kết quả kiểu hình giống với scm, cho thấy: gen BrAP2 có chức năng cải biên cánh hoa. Nghiên cứu này chỉ ra rằng sự cải biên hình thái các cơ quan của hoa tự có thể khả thi, điều này sẽ dẫn đến cải tiến có hiệu quả năng suất hạt cải dầu thuộc chi Brassica . Xem Frontiers in Plant Science.

 

Sử dụng hệ thống CRISPR để cải tiến hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây lúa

 

Hiệu quả sử dụng dinh dưỡng cụ thể là phân bón cho cây lúa là mục tiêu của nghiên cứu này. Nhóm nghiên cứu của Nahed Mohammed thuộc University of York, Vương quốc Anh khai thác đa dạng di truyền của lúa để xác định giống nào có hiệu quả hấp thụ N, P, K tốt nhất trong điều kiện đất thiếu các nguồn đa lượng ấy. Họ phân lập được các loci liên quan đến hiệu quả sự dụng NPK thông qua cách tiếp cận với phương pháp GWAS (Genome Wide Association Studies). Họ tiến hành thao tác trên “proton pump” với hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 để cải tiến sự hấp thu dinh dưỡng “mycorrhiza-dependent nutrient uptake”. Phân tích 294 mẫu giống lúa xác định được một tập đoàn giống có khả năng chống chịu được sự thiếu đại dưỡng chất NPK. GWAS cho kết quả tìm thấy những QTLs mới và gen ứng cử viên có liên quan đến hiệu quả sử dụng NPK. Nhiều gen có trong quá trình vận chuyện sodium đã được phân lập làm ứng cử viên. Họ rất thành công khi sử dụng hệ thống CRISPR-Cas9 để thao tác trên njhie62u gen ứng cử viên mà GWAS cung cấp. Trong đó, người ta lưu ý gen OsHA1 mã hóa  H+-ATPase. Xem White Rose eTheses Online.

 

THÔNG BÁO

 

GPMB 2018

 

HỘI NGHỊ TOÀN CẦU VỀ KHOA HỌC CÂY TRỒNG LẦN 2 VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ  (2nd Edition of Global Conference on Plant Science and Molecular Biology) được tổ chức tại  Rome, Italy vào ngày 20-22 tháng Chín năm 2018. Xem GPMB 2018 website.

 

 

 

Ngày lương thực thế giới 2018 & hội thi triển lãm poster

 

(WORLD FOOD DAY 2018 POSTER CONTEST)

 

FAO kêu họi thanh thiếu nhi (5-19 tuổi) tham gia cuộc thi vẽ poster với chủ đề Zero Hunger (không có nạn đói). hạn chót là 9 tháng Chín năm 2018.

 

Xem chi tiết cuộc thi và giải thưởng FAO.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 488

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD