Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  33272493
Tuần tin khoa học 591 (16-22/07/2018)
Thứ bảy, 14-07-2018 | 07:32:30

Phân tử microRNA cây lúa cải tiến tính chống chịu stress phi sinh học trong cây cỏ Creeping Bentgrass

 

MicroRNA393 (miR393) được người ta biết có trong kích thích tố thực vật, sự phát triển, và phản ứng với nhiều stress phi sin học của cây hàng niên, ví dụ như cây Arabidopsis và cây lúa. Tuy nhiên, vai trò của miR393 trong cỏ Hòa thảo đa niên vẫn chưa được người ta khai thác. Sự hiểu biết vai trò của miR393 trong loài cỏ “turf” ví dụ loài cỏ phục vụ chăn nuôi rất có giá trị kinh tế “creeping bentgrass” tên khoa học là Agrostis stolonifera, sẽ cho phép thao tác công nghệ di truyền nhằm mục đích tăng cường tính chống chịu của cỏ đối vối stress phu sinh học. Nhóm nghiên cứu của Junming Zhao thuộc Clemson University, Hoa Kỳ đã phát triển thành công giống cỏ này trên cơ sớ chuyển gen từ cây lúa; với gen mục tiêu thể hiện mạnh mẽ Osa‐miR393a. Các dòng cỏ transgenic thể hiện ít chồi thân hơn, nhưng chồi thân dài hơn, và tăng cường tính chống chịu khô hạn nhờ làm giảm mật số khí khổng và lớp cutin dầy hơn. Dòng cỏ này còn biểu hiện tính chống chịu mặn tốt hơn nhờ gia tăng sự hấp thu kali, chống chịu nóng cũng tốt hơn nhờ kích thích sự biểu hiện của các protein chóng sốc nhiệt phân tử nhỏ. Nghiên cứu này cho thấy vai trò của miR393 trong sự phát triển của thực vật và phản ứng đối với stress của loài cỏ “creeping bentgrass”. Phân tử miR393 sẽ là một ứng cửa viên nặng ký để cải tiến giống cây trồng chống chịu nhiều loại hình stress. Xem Plant Biotechnology Journal.

 

Gen giúp cây lúa chống chịu với manganese

 Protein chống chịu kim loại MTPs (metal tolerance proteins) tùy thuộc vào họ protein CDF (cation diffusion facilitator family). Protein này có trong sự vận chuyển kim loại và sự kiện sinh lý học “homeostasis” của nhiều loài cây trồng khác nhau (tính bảo hòa của tế bào chất nhờ không bào nhốt lại những kim loại bất lợi cho tế bào). Nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức Centro de Investigación y de Estudios Avanzados del Instituto Politécnico Nacional, Mexicođã tiến hành nghiên cứu trên gen OsMTP11 của cây lúa. Gen này mã hóaprotein “CDF transporter”, đồng dạng với nhiều thành viên khác của họ gen thuộc “Mn-CDF cluster”. Đứng dầu nhóm nghiên cứu là Aarón Barraza, ông tìm thấy rằng sự thể hiện của gen OsMTP11 trong đột biến của nấm men (yeast) pmr1 nhạy cảm với Mn, làm nó tăng tính chống chịu với manganese (Mn). Mặt khác, người ta thực hiện knockdown gen OsMTP11 cho kết quả ức chế sự tăng trưởng dưới điều kiện nồng độ Mn rất cao giống như điều kiện Mn tích tụ tăng lên trong chồi thân và rễ lúa. Sự thể hiện mạnh mẽ gen OsMTP11 trong cây lúa  được thấy làm tăng cường khả năng chống chịu Mn. Dưới điều kiện gây độc của Mn, các dòng lúa thể hiện mạnh mẽ gen này sẽ làm giảm hàm lượng Mn trong chồi thần và trong rễ lúa. Phân tích sâu hơn cho thấy protein OsMTP11 định vị tại TGN (trans-Golgi network). Kết quả này khẳng định OsMTP11 là một phân tử “Mn transporter” rất cần thiết phục vụ cho hiện tượng sinh lý “Mn homeostasis”, góp phần giúp cây lúa chống chịu sự ngộ độc do Mn. Xem Plant Science.

 

Nghiên cứu giải thích vai trò của auxin trong phát triển rễ lúa

 Hệ thống rễ lúa khá phát triển (Oryza sativa) có thể đảm bảo một sự hấp thu dưỡng chất và nước rất hiệu quả. Auxin là một phân tử regulator sinh động đối với phát triển rễ, tuy nhiên, những cơ chế như vậy do auxin điều khiển trong phát triển của rễ lúa hoàn toàn chưa được hiểu rõ. Các nhà khoa học của Huazhong Agricultural University, Trung Quốc, đứng đầu là Tao Zhang, đã thực hiện công trình nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế ấy. Họ thấy có sự thể hiện mạnh mẽ gen YUC, rất sinh động trong tổng hợp auxin, làm cho gia tăng lớn về khối lượng của hệ thống rễ. Trái lại, sự can thiệp của gen TAA1, có chức năng ở vùng upstream của gen YUC, làm gia rất lớn sự phát triển của hệ thống rễ lúa. Phân tích kỹ hệ thống này đối với sự gia tăng rễ theo số lượng  từ những dòng lúa biểu hiện mạnh mẽ YUC  cho thấy chúng rất cần yếu tố phiên mã WOX11. Họ phát triển dòng lúa đột biến taa1 thống qua phương pháp chỉnh sửa gen với hệ thống CRISPR-Cas9. Các dòng đột biến này thể hiện kiển hình không có rễ “crown”, mà kiểu hình ấy được cứu không toàn diện bởi thể hiện mạnh mẽ yếu tố phiên mã WOX11. Sự thể hiện WOX11 còn được tìm thấy bởi kích thích của thể hiện mạnh mẽ gen YUC, nhưng bị ức chế bởi động biến taa1. Như vậy, auxin được tổng hợp theo lộ trình TAA/YUC đủ để cây lúa phát triển hệ thống rễ “crown” trong cây lúa. Auxin hoạt hóa phiên mã WOX11, mà gen này điều khiển sự tạo ra sinh mô rễ và phát triển rễ. Nó tạo ra phức hợp YUC-Auxin-WOX11 để phát triển hệ thống rễ “crown” cho cây lúa. Xem Frontiers in Plant Science.

 

GS9 điều tiết kiểu hình dạng hạt lúa và sự biểu hiện của hạt

Phân lập các gen qui định dạng hạt có thể giúp chúng ta rất nhiều trong cải tiến giống lúa tốt hơn. Do vậy, Dong-Sheng Zhao thuộc Yangzhou University, Trung Quốc cùng với nhóm nghiên cứu gen GS9 (Grain Shape Gene on Chromosome 9) và vai trò của dạng hạt thóc. Muốn nghiên cứu gen này, nhóm nghiên cứu đã cho thể hiện nạnh mẽ gen GS9 và gen đột biến gs9 thông qua hệ thống CRISPR. Kết quả các dòng đột biến gs9 cho kiểu hình dạng hạt thon dài, trong khi sự thể hiện mạnh mẽ GS9 cho kiểu hình hạt tròn. Phân tích cho thấy  gen GS9 điều khiển dạng hạt bằng cách làm thay đổi sự phân bào. Protein GS9 còn được tìm thấy tương tác với  các họ protein ovate. Phân tích tương tác di truyền cho thấy những chức năng của gen  GS9 một cách độc lập với những gen khác đã được công bố trước đây về qui định dạng hạt lúa. Du nhập alen gs9 vào các giống lúa cao sản làm cải tiến đáng kể  dạng hạt và kiểu hình hạt gạo (appearance) trắng. Kết quả cho chúng ta thấy một khả năng to lớn của gen gs9, đứng riêng một mình hay tương tác với gen khác điều khiển dạng hạt lúa và kiểu hình hạt khi cải tiến giống lúa phẩm chất hạt. Xem Nature Communications.

 

CRISPR-Cas9 và hệ thống miễn dịch thực vật

Hệ thống CRISPR-Cas9 đã được áp dụng cho nhiều hệ gen của các loài cây trồng khác nhau. Trước đó, hệ thống này được áp dụng cho hệ gen của vi khuẩn và archaea chống lại sự xâm nuie64m của thực khuẩn thể (phage), plasmids tiếp hợp, và nucleic acids. Các nhà khoa học thuộc King Abdullah University of Science and Technology, Saudi Arabia, đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thích ứng hóa hệ thống CRISPR-Cas9 có chức năng như một bộ máy miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm của DNA viruses. Để trắc nghiệm khi áp dụng hệ thống CRISPR-Cas9 và thực vật, nhóm nghiên cứu của Manal Tashkandi, đã tạo ra những cây biểu hiện mạnh mẽ và ổn định Cas9 và sgRNAs đối với virus thuộc dạng DNA đơn hay nhiều DNA trong cây thuốc lá và cây cà chua để kháng bệnh ổn định do virus gây ra. Chúng được trắc nghiệm trong những thí nghiệm có sự cán thiệp của virus. Phát triển một hệ thống có sụ can thiệp của virus trong cây trồng, sẽ giúp người ta hiểu được cơ chế sinh học của virus kháng lại virus trên cây. Hiệu quả của hệ thống CRISPR-Cas9 đối với kỹ thuật “viral interference” của thực vật đã được khẳng định . xem chi tiết tại “King Abdullah University of Science and Technology website”.

 

THÔNG BÁO

BioTaiwan 2018 (HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Đài Loan)

 

BioTaiwan 2018 được tổ chức vào ngày 19-22 tháng Bảy, năm 2018 tại TWTC Nangang Exhibition Hall, Taipei, Taiwan Xem the conference website.

Trở lại      In      Số lần xem: 685

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD