Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33269165
Tuần tin khoa học 730 (29/03-04/04/2021)
Thứ bảy, 27-03-2021 | 06:25:29

Di truyền tính kháng sâu hại cây lúa Bt không ảnh hưởng đến an toàn sinh học

 

Nguồn: Seon-Woo OhEun-Ha KimSo-Young LeeDa-Young BaekSang-Gu LeeHyeon-Jung KangYoung-Soo ChungSoon-Ki Park & Tae-Hun Ryu. 2021. Compositional equivalence assessment of insect-resistant genetically modified rice using multiple statistical analyses. GM Crops & FoodVolume 12, 2021 - Issue 1 (01 Mar 2021)

 

An toàn sinh học cây lúa chuyển gen Bt mang gen mục tiêu mCry1Ac của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) được đánh giá bởi khảo nghiệm ngoài đồng, 2 địa điểm, Hàn Quốc; sử dụng quần thể so sánh near-isogenic line comparator có tên là ‘Ilmi’, lúa không có Bt; và 4 giống được thương mại hóa để tham chiếu. Phân tích thống kê “compositional analyses” bao gồm measurement of proximates, minerals, amino acids, fatty acids, vitamins, và những chất antinutrients. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cây lúa Bt và cây lúa non-Bt được tìm thấy. Tất cả khác biệt ấy nằm trong nội dung tham chiếu (reference range). Kết quả phân tích thống kê cho thấy phần trăm biến thiên di truyền, phân tích mức độ tương đồng bằng ANOISM, phần trăm tương đồng bằng SIMPER, và phân tích đa biến (permutational multivariate analysis of variance: PERMANOVA) được hoàn thiện để nghiên cứu yếu tố đóng góp vào biến thiên như vậy là bao nhiêu?. Kết quả phân tích đa biến (multivariate analyses) khẳng định những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến biến thiên tính trạng cây lúa nhiều hơn yếu tố di truyền. Phương pháp tiếp cận này cho thấy đây là kết quả đầy thuyết phục để sự đánh giá thật sự có ý nghĩa khi so sánh cây lúa mang gen Bt và cây lúa non-Bt.  Cây lúa Bt được minh chứng là tính trạng nông học không khác biệt có ý nghĩa thống kê với cây lúa nguyên thủy của nó thông qua nhiều phương pháp thống kê (multiple statistical methods).

 

Xem https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/21645698.2021.1893624

 

Gen mã hóa protein methyl-CpG-binding (OsMBD707) ảnh hưởng đến quang hợp cây lúa

 

Nguồn: Mengyu QuZhujian ZhangTingmin LiangPeipei NiuMingji WuWenchao ChiZi-Qiang ChenZai-Jie ChenShubiao Zhang & Songbiao Chen. 2021.  Overexpression of a methyl-CpG-binding protein gene OsMBD707 leads to larger tiller angles and reduced photoperiod sensitivity in rice. BMC Plant Biology volume 21, Article number: 100 (18 February 2021)

 

Họ protein Methyl-CpG-binding domain (MBD) có vai trò quan trọng trong điều tiết thể hiện gen của di truyền biểu sinh (epigenetics). Chúng có chức năngphân tử, tế bào và sinh học vô cùng đa dạng. MBD proteins được định tính về mặt chức năng trong nhiều loài cây như Arabidopsis, lúa mì, bắp và cà chua. Trong cây lúa, 17 chuỗi trình tự DNA được dự đoán theo kết quả tin sinh học như là những proteins MBD giả định. Tuy nhiên, người ta biết rất ít về chức năng của MBD proteins trong cây lúa. Tác giả của công trình khoa học này đã khai thác  họ gen OsMBD và phân lập được 13 gen OsMBDs biểu hiện mạnh mẽ ở nhiều mô cây lúa. Người ta định tính chức năng của một lớp protein trong cây lúa gọi là class I MBD protein OsMBD707. Người ta chứng minh được OsMBD707 biểu hiện hết sức cơ bản và định vị trong nhân tế bào. Cây lúa transgenic biểu hiện mạnh mẽ gen OsMBD707 điều khiển tính trạng góc chồi thân rộng hơn và làm giảm mức độ nhạy cảm quang hợp, làm chậm trễ ngày trổ bông khi ngày ngắn (SD) và làm trổ bông sớm khi ngày dài (LD). Kết quả phân tích RNA-seq cho thấy rằng sự biểu hiện mạnh mẽ gen OsMBD707 dẫn d8ến quang tổng hợp giảm đi trong cây lúa, dẫn đến những thay đổi trong sự biểu hiện gen điều tiết trổ bông của chu trình Ehd1-Hd3a/RFT1.

 

Xem: https://bmcplantbiol.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12870-021-02880-3

 

Di truyền cây chuối chống chịu lạnh thông qua gen MaMAPK3 và MaICE1

 

Nguồn: Jie GaoTongxin DouWeidi HeOu ShengFangcheng BiGuiming DengHuijun GaoTao DongChunyu LiSheng ZhangGanjun YiChunhua Hu & Qiaosong Yang. 2021. MaMAPK3-MaICE1-MaPOD P7 pathway, a positive regulator of cold tolerance in banana. BMC Plant Biology volume 21, Article number: 97 (2021)

 

Chuối là cây ăn trái nhiệt đới có giá trị thương phẩm cao trên toàn thế giới. Stress lạnh ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và sản lượng chuối. Theo kết quả nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu chức năng của gen MaMAPK3 và MaICE1 điều khiển tính trạng chống chịu lạnh của cây chuối. Ảnh hưởng của phân tử RNAi đối với gen MaMAPK3 trên giống chuối Dajiao (Musa spp. ‘Dajiao’; ABB Group) chống chịu lạnh được người ta phân tích có hệ thống. Lá chuối của giống chuối mang gen MaMAPK3 RNAi transgenic biểu hiện triệu chứng cháy khô vì lạnh (wilting) và triệu chứng hoại tử nghiêm trọng (severe necrotic), trong khi giống chuối nguyên thủy (WT) vẫn duy trì được tính trạng sinh trưởng bình thường khi cho phởi nhiễm trong điều kiện lạnh giá. Phân tử RNAi đối với gen MaMAPK3 làm thay đổi đáng kể sự biểu hiện của  gen đáp ứng với stress lạnh, và hoạt động của men oxidoreductase thay đổi đáng kể trong cây chuối WT, trong khi không có thay đổi nào diễn ra trong cây chuối transgenic. Protein MaICE1 tương tác với MaMAPK3, mức độ thể hiện của gen MaICE1 giảm xuống đáng kể trong cây chuối transgenic mang gen MaMAPK3 RNAi. Sự biểu hiện mạnh mẽ gen MaICE1 của giống chuối Cavendish (Musa spp. AAA group) chỉ ra rằng tính kháng lạnh của cây chuối transgenic là tốt hơn cây chuối WT. Gen POD P7 điều tiết có ý nghĩa theo kiểu “up” trong cây chuối transgenic mang gen MaICE1 so sánh với cây chuối WT, và protein POD P7 được minh chứng có tương tác với protein  MaICE1.

 

Xem: https://bmcplantbiol.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12870-021-02868-z

 

Phytol diệp lục và tính kháng tuyến trùng sưng rễ của cây Arabidopsis thaliana

 

Nguồn: Taketo Fujimoto, Hiroshi Abe, Takayuki Mizukubo, and Shigemi Seo. 2021. Phytol, a Constituent of Chlorophyll, Induces Root-Knot Nematode Resistance in Arabidopsis via the Ethylene Signaling Pathway. IS-MPMI (International Society for Molecular Plant-Microbe Interaction). Published Online:8 Feb 2021https://doi.org/10.1094/MPMI-07-20-0186-R

 

Tuyến trùng gây sưng rễ có tên tiếng Anh là Root-knot nematodes (RKNs; Meloidogyne spp.). Chúng ký sinh vùng rễ hoặc thân với phổ ký chủ rất rộng (nhiều loài thực vật), dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng của phây bị tuyến trùng tấn công. Kích thích tố thảo mộc có tên là phytohormone ethylene (ET) có một vai trò quan trọng trong chu trình truyền tín hiệu dẫn đến tính kháng thuyến trùng RKNs. Tuy nhiên, người ta biết rất ít cơ chế kích hoạt tính kháng có thuật ngữ khoa học là ET-dependent RKN resistance. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chủng nguồn tuyến trùng vào rễ cây Arabidopsis thaliana với loài RKNs. Nó làm suy giảm hàm lượng diệp lục tố trong những phần nằm trên mặt đất. Người ta quan sát sự tích tụ chất phytol, một vật chất tạo thành chlorophyll và là một tiền chất của tocopherols, trong rễ cây có tuyến trùng RKN ký sinh. Xử lý sclareol, một dạng diterpene có tác dụng kích hoạt tính kháng ET-dependent RKN, trên rễ cây Arabidopsis. Kết quả làm tăng hàm lượng phytol trong rễ kết hợp với làm giảm chlorophyll trên những phân ở trên mặt đất (thân lá). Xử lý phytol ngoại sinh làm ức chế sự xâm nhiễm tuyến trùng RKN vào rễ mà không biểu hiện hoạt tính diệt tuyến trùng (nematicidal). Sự ức chế được kích hoạt bởi phytol đối với xâm nhiễm tuyến trùng RKN được tiết giảm trong dòng cây đột biến (Arabidopsis mutant) có gen lặn ein2-1. Xử lý nghiệm thức phytol ngoại sinh làm tăng cường việc sản sinh ra chất α-tocopherol và sự biểu hiện của VTE5, một gen có trong cơ chế sản sinh ra tocopherol ở rễ cây Arabidopsis. Chất α-Tocopherol thực hiện sự kích hoạt tính kháng RKN giống như phytol và làm gia tăng sự tích tụ ở trong rễ có chủng tuyến trùng Meloidogyne loại hình RKNs. Hơn nữa, cây Arabidopsis đột biến vte5 biểu hiện không có sự ức chế đối với việc xâm nhiễm của tuyến trùng RKN khi phản ứng với phytol. Kết quả cho thấy rằng: nghiệm thức phytol ngoại sinh làm kích hoạt tính kháng EIN2-dependent RKN, thông qua sản sinh ra tocopherol.

 

Xem https://apsjournals.apsnet.org/doi/10.1094/MPMI-07-20-0186-R

Trở lại      In      Số lần xem: 206

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD