Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  34457858
Đất trồng hồ tiêu
Thứ hai, 01-08-2016 | 08:37:46

Đất trồng tiêu cần được bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

 

Lý tính: Tầng đất canh tác dầy > 80 cm, có mực nước ngầm sâu trên 2m, tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới thịt pha sét từ nhẹ đến trung bình, sét pha cát hoặc cát pha sét, dễ thoát nước vào mùa mưa;

 

Hoá tính: pH 5,5-6,5, tối thiểu 4,5 nhưng cần bón vôi để nâng lên trên 5, đất giàu N, K và Mg, khả năng trao đổi cation (CEC) ở mức 20-30 meq/100g đất, tỉ lệ C/N ở tầng đất canh tác cao (15-25).

           

Ở Ấn Độ, hồ tiêu được trồng trên đất Alfisols (70%), Mollisol (10%), Oxisols (6%) và Entisols (4%) (Sadanandan, 2000). Ở Sarawak (Malaysia), hồ tiêu được trồng trên đất phù sa, nhiều chất hữu cơ hoặc trên vùng đất sét pha cát (Lau, 2005). Ở Bangka – Indonesia, hồ tiêu được trồng trên đất Podzolic vàng đỏ và đất cát pha sét (Rethinam, 2004).

 

 

Ở Việt Nam, cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ bazan, sa phiến thạch, phù sa bồi tụ.... nhưng đất phải tơi xốp đủ ẩm không được ngập úng. Hồ tiêu thích ẩm mà không chịu được úng. Rễ cây hồ tiêu ăn cạn nên đòi hỏi đất có tầng đất mặt tơi xốp giàu chất hữu cơ. Đất giàu mùn, có tầng canh tác dày, đặc biệt có độ dốc dưới 25 độ. Đất có độ dốc lớn không thuận lợi cho quản lý xói mòn, nhất là ở nơi có lượng mưa hàng năm >2000mm.

 

Diệt trừ nấm bệnh trước khi trồng hồ tiêu là yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ. Sau khi khai hoang, đất phải được cày bừa, nhặt sạch rễ cây, rải vôi bột với liều lượng 2-3 tấn/ha. Trồng hồ tiêu trên trụ sống là xu hướng được khuyến khích. Do vậy, chọn loài thực vật làm trụ sống, chú ý tính thích nghi của chúng với đất trồng hồ tiêu. Trụ sống như lồng mức, vông, keo dậu, gòn…. trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1300-1500 trụ/ha. Cây đai rừng: Hồ tiêu trồng theo kiểu nông hộ, diện tích dưới 0,5ha, chỉ cần trồng 1 hàng muồng đen ở đầu lô chắn hướng gió chính.

 

Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)

Nguyễn Tiến Hải

 

Giá trị pH đất thấp là yếu tố giới hạn chính đối với sản xuất hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở tỉnh Hải Nam. Những vườn tiêu khai thác lâu năm thường có pH thấp 5,0-5,5. Một thí nghiệm thăm dò trồng tiêu thủy canh được tiến hành để xác định tác động của pH ở các mức 3,5; 4,0; 5,5; 7,0 đối với sự tăng trưởng cây tiêu con, hàm lượng dinh dưỡng trong mô cây và đặc tính hình thái rễ. Kết quả cho thấy pH thấp hạn chế trực tiếp đến sự phát triển và chức năng của rễ, hạn chế sự hấp thụ K, Ca, Mg và giảm sự phát triển cây con. Ở nghiệm thức pH = 5,5; cây tiêu đạt mức sinh trưởng mạnh nhất, trong khi đó, mức tăng trưởng thấp nhất xảy ra ở pH = 3,5. Kết luận rằng pH thấp làm giảm sự sinh trưởng của cây và liên quan đến nồng độ dinh dưỡng Ca và Mg trong rễ thấp, điều này có thể giải thích cho sự giảm năng suất tại các vườn hồ tiêu được khảo sát.

 

Tài liệu tham khảo

Zu C, Li ZG, Yang JF, Yu H, Sun Y, Tang HL, Yost R, Wu HS. 2014. Acid soil is associated with reduced yield, root growth and nutrient uptake in black pepper (Piper nigrum L.). Agricultural Sciences 5: 466-473.

Trở lại      In      Số lần xem: 8859

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD