Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  35070673
Bọ xít lưới
Thứ năm, 28-04-2016 | 10:06:16

1. Tổng quan

Tên khoa học:           Diconocoris hewetti  D. distanti

Phân bố:                   In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sri Lanka và Việt Nam

Vị trí gây hại:             Trái, cuống hoa và lá. 

 

Thành trùng và ấu trùng bọ xít lưới chích hút vào cuống hoa, trái làm cho cuống hoa, trái có màu nâu và rụng. Thiệt hại năng suất do bọ xít gây ra lên đến 30% ở Ma-lai-xi-a và 9-37% ở đảo Bangka (In-đô-nê-xi-a).

 

Bọ xít lưới - Diconocoris hewetti D. distanti

2. Vòng đời

Bọ xít lưới màu đen, cánh có hình lưới, kích thước cơ thể khoảng 4,5 x 3,0mm. Đốt ngực phát triển rộng ra 2 bên tạo thành 2 khối u. Bọ xít lưới đẻ trứng vào cuống hoa, trái. Ấu trùng bọ xít lưới trải qua 5 lần lột xác để phát triển và cơ thể có nhiều gai nhọn. Giai đoạn trứng và ấu trùng bọ xít lưới kéo dài trung bình từ 10-19 ngày, vòng đời của bọ xít trưởng thành là 27 ngày.

3. Đặc điểm gây hại

Bọ xít lưới tấn công vào cuống hoa và trái gây rụng cuống. Khi bị bọ xít tấn công trái hồ tiêu sẽ phát triển không bình thường và lá thường bị hoại tử từng mảng.

4. Thời điểm gây hại

Mật số bọ xít cao nhất vào mùa mưa, gian đoạn từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

 

Cuống tiêu bị bọ xít hại

5. Biện pháp phòng trừ

5.1 Biện pháp canh tác

Tỉa cảnh thường xuyên là biện pháp phòng trừ bọ xít khá hiệu quả.

5.2 Biện pháp hóa học

Xử lý cây bị hại bằng cách phun Carbaryl 0,2% và Diazinon 0,2%. Ở Ma-lai-xi-a, phun Deltamethrin 2 tuần 1 lần khảng 5-6 lần trong suốt giai đoạn ra hoa giúp kiểm soát được bọ xít lưới. Ngưng phun trước khi thu hoạch tiêu 14 ngày. Có thể phun Lambda cyhalothrin 2 tuần/lần để  trừ bọ xít, thời gian cách ly 7 ngày trước khi thu hoạch.

5.3 Biện pháp sinh học

Sử dụng các chế phẩm sinh học từ cây Neem và nấm trắng Beauveria bassiana có tác dụng phòng trừ và giảm mật số bọ xít.

Trở lại      In      Số lần xem: 9248

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD