Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33280355
Lịch sử cây hồ tiêu
Thứ sáu, 29-04-2016 | 13:51:50

Hồ tiêu có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á được người ta biết theo qui trình nấu nướng và chế biến thức ăn của người Ấn Độ từ ít nhất 2000 năm trước Công Nguyên. J. Innes Miller ghi chép rằng tiêu trắng (tiêu sọ) được canh tác ở miền Nam Thái Lan và Mã Lai. Nguồn tài nguyên di truyền hồ tiêu quan trọng nhất là ở Ấn Độ, đặc biệt tại bờ biển Malabar, thuộc bang Kerala. Hồ tiêu được mệnh danh là vàng đen (black gold) và đã từng được loài người dùng làm bản vị tiền tệ khi trao đổi hàng hóa. Theo luật lệ xưa ở Châu Âu, hồ tiêu được xem là tài sản kế thừa trong gia tộc, cho nên thời bấy giờ xuất hiện thuật ngữ "peppercorn rent" như một hình thức cầm đồ như bây giờ, hay thanh toán mua bán.

 

Lịch sử cỗ đại đã sử dụng thuật ngữ “long pepper, dried fruit” để liên quan đến chữ Piper longum. Người La Mã hiểu hai thuật ngữ này chính là "piper". Trước thế kỷ thứ 16, hồ tiêu được trồng ở Java, Sunda, Sumatra, Madagascar, Malaysia, và một số nơi thuộc Đông Nam Á. Những vùng kinh tế này đều có giao thương với Trung Hoa, hoặc tự sản xuất, tự tiêu thụ. Hải cảng Malabar vùng Đông Ấn là điểm trung chuyển cho con đường hàng hải buôn bán hồ tiêu toàn thế giới từ rất lâu, qua Ấn Độ Dương. Hồ tiêu được xuất sang Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi từ cảng Malabar. Con đường thương mại gia vị hồ tiêu xuất phát theo đường bộ hay đường thủy đều có những điểm đến là vùng ven biển Ả Rập (Arabian Sea).

 

Theo nhà địa lý Strabo thời La Mã, đế quốc này đã chuẩn bị 120 thương thuyền, chúng đi mất một năm trời để đi đến Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ rồi trở về nước. Họ đi xuyên qua Arabian Sea nhờ sự giúp đỡ của gió mùa. Khi trở về từ Ấn Độ, các thương thuyền này đi vào vùng Biển Đỏ (Red Sea) để vào sông Nile, ghé vào cảng Alexandria, sau đó tiếp tục đi về Italy và Rome. Tuyến đường này giống như tuyến đường được vạch ra cho thương vụ hồ tiêu vào Châu Âu trong thời hoàng kim của nó. Thật ngạc nhiên là việc sử dụng hồ tiêu có nhiều cách thức, không phải chỉ khai thác loài gia vị có vị cay đặc biệt; được nhập từ Ấn Độ! Ai là người đầu tiên sử dụng hồ tiêu làm thực phẩm là câu hỏi chưa có trả lời. Tuy nhiên, hồ tiêu được nổi tiếng và lan rộng thành một loại gia vị “nữ hoàng” đã có từ thời Đế Chế La Mã; Triều đại Apicius' De re coquinaria, thế kỷ thứ 3, có trong sách dạy nấu ăn của Đế Chế. Edward Gibbon viết trong quyển sách The History of the Decline and Fall of the Roman Empire: Hồ tiêu là gia vị nêm nếm thức ăn đắt tiền nhất trong các món chế biến trong giai đoạn thống trị của đế chế La Mã.

Trở lại      In      Số lần xem: 12253

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD