Bệnh chết nhanh
Thứ tư, 27-04-2016 | 17:13:00
|
1. Tổng quanTác nhân gây bệnh: Phytophthora capsici Sự phân bố: Tất cả các nước trồng hồ tiêu Bộ phận bị hại: Rễ, thân, lá, cành (nhánh) và quả
Bệnh chết nhanh gây thiệt hại nặng nề trên cành giâm. Bệnh gây ra bởi P. capsici. Trong mùa mưa những vết bệnh úng nước màu đen với mép phát triển điển hình xuất hiện trên các lá sau đó lan ra toàn bộ lá. Nếu chồi để nhân giống được chọn từ vườn nhiễm bệnh, sự thiệt hại do bệnh càng nghiêm trọng hơn. Trong điều kiện thích hợp, nguồn bệnh tấn công rễ đang phát triển và gây thối rễ. Bệnh có thể phòng trừ bằng cách nhân giống từ chồi của cây khỏe mạnh hoặc loại bỏ phần đất dính vào cành giâm bằng cách rữa sạch với nước và xử lý với thuốc trừ nấm. Phun dung dịch bordeaux 1% định kỳ 2 tuần 1 lần trên cành giâm trong mùa mưa để phòng ngừa bệnh. 2. Triệu chứng bệnh- Trên lá xuất hiện 1 hoặc nhiều đốm đen có những sợi mịn điển hình, như phóng ra ở mép vết bệnh. Sau đó vết bệnh lan ra nhanh chóng và làm rụng lá.
- Phần cuống của quả bệnh có màu đen, bệnh có thể làm rụng quả và thối quả.
- Các lá non và đỉnh chồi mọng nước của các chồi mới mọc bò trên mặt đất chuyển sang màu đen khi bị nhiễm bệnh. Bệnh lây lan ra toàn bộ cây từ những chồi và lá non bị bệnh trong lúc mưa làm cho hạt mưa văng ra.
- Nếu dây chính ở sát mặt đất và phần cổ rễ bị bệnh, toàn bộ dây tiêu sẽ bị héo làm cho lá rụng và các quả có hoặc không xuất hiện những đốm đen. Các nhánh cây hồ tiêu bị gãy ở các đốt và toàn bộ dây sẽ gãy rụng trong khoảng 1 tháng.
- Nếu bệnh gây hại ở rễ, sự biểu hiện triệu chứng là chậm cho tới khi hết mùa mưa và dây tiêu bắt đầu biểu hiện triệu chứng suy tàn như: cây ngả vàng, héo, rụng lá và khô 1 phần dây chính. Triệu chứng này có thể xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 trở đi. Những dây này có thể phục hồi sau mùa mưa và sống thêm 2 vụ cho tới khi cổ rễ bệnh bị thối và dây chết. Triệu chứng thối và đen có thể quan sát thấy ở rễ cây bệnh. Nếu vùng cổ rễ bị bệnh sẽ có dịch nhầy và mùi hôi.
Một số hình ảnh bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu 3. Sự lây lanNấm Phytophthora tồn tại trong đất dạng ngủ nghỉ trong mùa khô và bắt đầu hoạt động trong mùa mưa khi ẩm độ đất tăng lên. Bệnh lây lan qua cây giống nhiễm bệnh, sự di chuyển của bào tử động trong đất, hạt mưa bắn đi mang theo mầm bệnh, dụng cụ lao động, sự di chuyển của nông dân và động vật. Bệnh có 2 giai đoạn tồn tại là trong không khí và trong đất. 3.1 Giai đoạn trong không khíGiai đoạn nấm tồn tại trong không khí gây bệnh trên lá, thân và hoa. Trong mùa mưa bệnh xuất hiện trên lá non, mọc gần mặt đất với triệu chứng xuất hiện như: đốm màu nâu đen, sau đó lây lan nhanh chóng, rồi lan khắp hết lá. Những đốm trên lá có đặc điểm đáng chú ý là có lớp tơ ở mép vết bệnh. Lá bị bệnh sẽ bị rụng sớm. Thêm vào đó, nấm gây bệnh tấn công phần thân non và gây thối thân. Khi thân hoặc nhánh xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh, tán lá phía trên chuyển sang màu vàng và đôi khi biểu hiện “héo lá”. Sự xâm nhiễm trên lá bắt đầu từ chồi ở phần gốc thân chính, hoặc lá non ở dưới tán thấp của cây. Khi đất văng lên lúc trời mưa, các lá bị nhiễm bệnh và thối. Ở các vết bệnh trên lá, các “túi bào tử động” được hình thành và từ đó những bào tử chạy vào trong giọt nước. Trong mùa mưa bệnh lây lan dần dần từ dây gần mặt đất lên những phần trên qua giọt nước mưa bị bắn lên. Bệnh cũng lây lan từ dây này sang dây khác qua giọt nước mưa. Bệnh gây hại trên lá, dẫn đến rụng lá với các mức độ khác nhau, trên các nhánh khác nhau, tùy theo mức độ gây hại của bệnh. Tuy nhiên, sự nhiễm bệnh trên lá không làm chết cây. Bệnh làm cây giảm sức đề kháng. 3.2 Giai đoạn trong đấtKhi mùa mưa bắt đầu, ẩm độ đất tăng lên. Ẩm độ đất làm bào tử nghỉ của nấm P. capsici nẩy mầm và hình thành sợi nấm, túi động bào tử (dạng hình quả lê), đây là giai đoạn vô tính trong chu kỳ sống của nấm Phytophthora. Đây cũng là giai đoạn bệnh phát tán rất nhanh trong chu kỳ phát triển của nấm. Khi ẩm độ đất tăng cao, động bào tử được phóng thích ra ngoài từ túi bào tử; sau đó di chuyển trong giọt nước và phát tán nguồn bệnh. Những động bào tử này sẽ di chuyển và tiếp xúc với rễ cây và xâm nhiễm gây bệnh. Trong mùa mưa, ẩm độ đất tăng lên, hệ thống rễ bắt đầu phát triển mạnh, những rễ tơ mới phát triển rất dễ bị bệnh xâm nhiễm. Bào tử nấm trong đất xâm nhập vào cây qua rễ tơ này và gây thối rễ. Sự nhiễm bệnh bắt đầu ở hệ thống rễ tơ, sau đó lây lan sang rễ chính, cuối cùng là vùng cổ rễ, hoặc vùng gốc cây. Dựa vào mức độ xâm nhiễm của bệnh, cây sẽ biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng khác nhau như: tán lá chuyển vàng, gãy thân ở các đốt, héo và rụng lá. Khi bệnh xuất hiện ở phần gốc cây, toàn bộ cây sẽ tàn lụi và làm chết cây vì thế nông dân gọi bệnh này là bệnh chết nhanh. Bệnh lây lan dần sang các cây bên cạnh và dẫn đến chết cây hàng loạt. Bệnh gây hại phần gốc và thân là rất nguy hiểm và gây chết cây. 3.3 Thời điểm gây hạiBệnh thường gây hại trong giai đoạn mùa mưa hàng năm, từ tháng 6, 7 đến tháng 8, 9 ở In-đô-nê-xi-a và từ tháng 1 đến tháng 3 ở In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. 4. Nguồn bệnhTác nhân gây bệnh: Phytophthora capsici
5. Biện pháp phòng trừBệnh chết nhanh có thể phòng trừ bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp sau: 5.1 Vệ sinh vườn tiêuMang ra khỏi vườn và tiêu hủy những dây tiêu đã chết là biện pháp rất quan trọng để làm hạn chế sự tích lũy nguồn bệnh trong vườn. Cây giống phải được chọn từ cây khỏe mạnh và đất làm vườn ươm phải được xử lý bằng biện pháp xông đất hoặc phơi đất. 5.2 Biện pháp canh tácSự tổn thương bộ rễ cây do việc chăm sóc cây gây ra như xới gốc nên hạn chế. Những chồi non khỏe không cho bò trên mặt đất. nên cắt bỏ hoặc là cho leo lên phía trên. Cắt nhánh của cây trụ bên phía gió nam thổi để tránh tăng ẩm độ và để giúp cây nhận được ánh sáng tốt hơn. Giảm ẩm độ và tăng khả năng hấp thu ánh sáng sẽ làm hạn chế sự xâm nhiễm bệnh trên lá. Thoát thủy tốt là khâu có tính chất quyết định. 5.3 Biện pháp hóa họcSau khi có 1 vài cơn mưa đầu mùa (tháng 5, và 6) xử lý gốc hồ tiêu bằng thuốc có gốc đồng, nồng độ 0,2% với lượng nước 5-10 L/cây. Tán lá được phun bằng Bordeaux 1%. Xử lý gốc và phun lên lá lần 2 vào tháng 8, và 9. Xử lý gốc lần thứ 3 vào tháng 10, nếu mùa mưa kéo dài.
Sau khi có 1 vài cơn mưa đầu mùa, nên xử lý gốc với potassium phosphonate 0,3%, mỗi cây xử lý 5 đến 10 lít. Tán lá phun với thuốc potassium phosphonate 0,3%. Xử lý gốc và phun lên lá lần 2 với potassium phosphonate 0,3% vào tháng 8, và 9. Xử lý gốc lần thứ 3 vào tháng 10 nếu mùa mưa kéo dài.
Đầu mùa mưa xử lý gốc với 0,125% metalaxyl-mancozeb, mỗi cây xử lý 5 đến 10 L. Tán lá phun với thuốc metalaxyl-mancozeb 0,125%.
Chú ý: Nếu sử dụng những tác nhân phòng trừ sinh học trong phòng trừ bệnh, thì không xử lý copper oxychloride. Khoảng cách giữa 2 lần xử lý ít nhất là 40 ngày. 5.4 Biện pháp phòng trừ sinh họcPhơi đất hoặc bổ sung phân có nguồn gốc Trichoderma sp., Pseudomonas fluorescens, nấm ký sinh vùng rễ để kích thích sự phát triển rễ của cành giâm trong vườn ươm. Bón Trichoderma spp., Pseudomonas flourescence, nấm ký sinh vùng rễ vào gốc hồ tiêu vào đầu mùa mưa kết hợp với chất hữu cơ như (phân chuồng, phân rác hoặc bánh dầu cây neem) 1-2 lần/năm. 5.5 Giống khángSử dụng giống kháng, một số giống kháng với nấm Phytophthora như: IISR-Sakthi, IISR-Thevam, Natar-1 and Petaling-2. Nói đúng ra, đây chỉ là những giống có khả năng chống chịu tốt với Phytopthora. |
Trở lại In Số lần xem: 7486 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|