Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 11 | |
Số lượt truy cập : 35461631 | |
Bọ cánh cứng
Thứ năm, 28-04-2016 | 10:14:41
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Tổng quan
Tên khoa học: Longitarsus nigripennis hay Lanka ramkrishnae Phân bố: Nhiều tại Ấn Độ Vị trí gây hại: Quả, cuống và lá
Bọ cánh cứng có tên tiếng Anh là “pollu beetle”, tên khoa học là Longitarsus nigripennis. Đây được xem như loài sâu hại nghiêm trọng nhất trên vùng canh tác hồ tiêu đen ở Ấn Độ, khu vực đồng bằng và nơi có độ cao dưới 300m so với mực nước biển. Đây cũng là sâu hại chính ở các khu vực đồng bằng và trũng ở Kerala. Tuy nhiên, gần đây người ta còn ghi nhận sự gây hại của chúng trên hồ tiêu trồng ở các vùng đất cao Kerela (Wynad và Idukky) và Karnataka (Coorg) Ấn Độ. Từ “pollu” miêu tả triệu chứng quả tiêu bị hại sẽ bị rỗng bên trong ở Malayalam. Chúng làm tổn thất năng suất khoảng 13%.
Thành trùng bọ cánh cứng hại hồ tiêu 2. Vòng đờiSâu trưởng thành là 1 loài bọ cánh cứng nhỏ màu đen, kích thước 2,5 x 1,5mm. Đầu và ngực màu nâu vàng, 2 cánh trước màu đen. Trứng nở sau 5-8 ngày, sâu non đục vào trong quả mềm và ăn phần quả bên trong. Sâu non đẫy sức có màu trắng sữa dài khoảng 5mm. Sau khoảng 20-30 ngày, ấu trùng rơi xuống đất và hóa nhộng trong đất. 3. Đặc điểm gây hạiBọ cánh cứng trưởng thành gây hại trên lá, cuống và lớp vỏ quả. Con cái đẻ trứng vào cuống và quả. Ấu trùng bọ cánh cứng gây ăn phần mô bên trong cuống và những cuống bị hại đó sẽ chuyển sang màu xám và đen. Những quả bị sâu ăn có màu đen và vỡ vụn khi bị ép vào. Trong 1 quả bị bọ cánh cứng hại thường có từ 2-4 sâu non và chỉ 1 trong số đó gây hại chính. Cuống quả tiêu bị hại nặng có thể làm 30-40% số quả hư và rỗng. Đôi khi cuống trái bị tấn công sẽ bị khô phần vỏ ngoài. Phần dưới lá non và lỗ đục trên là gây thiệt hại đáng kể cho hồ tiêu. Sâu trưởng sinh trưởng, phát triển gian đoạn tháng 12 đến tháng 5 bên dưới lá tiêu. Chúng cắn phá tạo thanh các lỗ nhỏ trên lá. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết sự gây hại của bọ cánh cứng.
Triệu chứng gây hại trên lá của bọ cánh cứng
Triệu chứng gây hại trên quả của bọ cánh cứng 4. Thời điểm gây hạiBọ cánh cứng gây hại bắt đầu từ tháng 4-5 thiệt hại nặng nhất vào giai đoạn tháng 9, 10 khi mật số chúng đạt cao nhất. Mật số sâu tăng vào mùa mưa vì các lá non phát triển sẽ là nguồn thức ăn phong phú. Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng bọ cánh cứng. 5. Biện pháp phòng trừ5.1 Biện pháp canh tácTrong điều kiện che bóng, thiệt hại do bọ cánh cứng gây ra sẽ rất lớn, do đó tỉa cành thường xuyên từ tháng 5 đến tháng 6 là biện pháp quan trọng để hạn chế mật số bọ cánh cứng. 5.2 Biện pháp hóa họcPhun Endosulfan 0,05% hoặc Quinalphos 0,05% vào tháng 6-7 và 9-10 hoặc phun liên tục 2 thuốc trên kèm với 3-4 lần (cách nhau 21 ngày) xử lý phun các thuốc có hoạt chất từ cây neem như Neemgold 0,06%. Cần phun kỹ mặt dưới lá khi phát hiện thấy bọ cánh cứng. 5.3 Giống khángTheo tài liệu của Ấn Độ, không có giống hồ tiêu kháng đối với loài sâu hại này, kể cả giống Kelluvally và Karimunda được xem là ít mẫn cảm với sâu hại ở vùng Bắc và Nam Kerala. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 6889 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|