Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33271521
Kỹ thuật sản xuất giống điều
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:07:23

Tuyển chọn giống

 

Chọn những cây có năng suất cao và ổn định. Năng suất bình quân trong 3 năm liên tiếp từ 30 kg/cây/năm trở lên (3 tấn hạt/ha trở lên). (Tỷ lệ nhân hạt lớn hơn 28% so với trọng lượng hạt. Kích thước hạt khô ít hơn 180 hạt/kg. Cây từ 8 năm tuổi trở lên. Cây có năng suất cao đứng đầu ở các vườn điều có vài trăm cây trở lên.

 

Kỹ thuật nhân giống vô tính điều

 

Ðể tạo những cây điều cho năng suất cao, ổn định, mang đầy đủ đặc tính cây mẹ cách tốt nhất là áp dụng phương pháp nhân giống vô tính để cung cấp cây giống phục vụ cho việc trồng điều.

 

Có nhiều biện pháp nhân giống vô tính: Chiết cành,  ghép.

 

Phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao là ghép đoạn cành. Phương pháp ghép trên gỗ mềm là đơn giản và đạt tỷ lệ sống cao.

 

Bầu đất:

 

Bầu ươm gốc ghép bằng nhựa P.E. dày 0,15 mm và có kích thước 15 x 33cm.
Ðất vào bầu được pha trộn theo tỷ lệ như sau: 60% đất thịt (phù sa) + 30% phân chuồng hoai + 10% đất cát, cứ 100kg đất trộn thêm 0,5 kg Super lân.

 

Gốc ghép:

 

Cây con ươm trong bầu đất được khoảng 60 ngày thì tiến hành nhấc rễ, loại bỏ cây còi cọc hay dị dạng đồng thời phân loại theo tình trạng phát triển của cây và xếp lại. Tiến hành ghép khi cây con từ 60 ngày tuổi trở lên.

 

Chăm sóc gốc ghép:

 

Tưới đủ nước và làm sạch cỏ. Phun thuốc trừ sâu Sherpa 25 EC hàng tuần để phòng sâu hại lá, sâu đục ngọn và bọ xít muỗi. Phun thuốc trừ nấm COC 85, Champion, Daconil hay Benlat C để phòng bệnh lở cổ rễ.

 

Chồi ghép:

 

- Ðược lấy từ những cây mẹ đã được chọn và khuyến cáo.

- Thời gian lấy chồi ghép tốt nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới.

- Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp có vài cục nước đá, đậy kín thùng xốp và đặt vào nơi thoáng mát.

 

Tiêu chuẩn chồi ghép tốt nhất gồm:

 

- Chồi vừa mới bật.

- Ðường kính chồi lớn hơn 0,6 cm.

- Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm.

- Không có vết sâu bệnh.

- Chồi ở ngoài sáng.

 

Thời gian và thời vụ ghép thích hợp

 

- Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát, lúc cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là từ 6 - 10h sáng, có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa, lá ướt cây dễ bị nhiễm bệnh.

- Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào mùa khô.

- Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 11-5.

 

Thao tác ghép:

 

- Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3-4cm.

- Ðối với chồi ghép cũng vạt một mặt tương tự sau đó áp mặt cắt của chồi ghép và gốc ghép.

- Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau.

- Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và buộc kín chồi ghép.

 

Chăm sóc cây ghép:

 

- Sau khi ghép cần tưới đủ nước, tỉa các chồi nách lá của gốc ghép, làm sạch cỏ và phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Sau 4 tuần kể từ lúc ghép thì tiến hành chọn những cây phát triển cùng kích cỡ xếp thành luống.

- Sau 6-8 tuần kể từ lúc ghép có thể đưa đi trồng.

- Cây ghép được tháo băng hoàn toàn sau 2-6 tuần kể từ khi trồng.

 

Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép sống:

 

+ Lấy  chồi ghép đúng tiêu chuẩn.

+ Giữ chồi ghép nơi ẩm mát.

+ Bịt kín chồi ghép.

+ Tưới nước đều và tỉa chồi nách sau khi ghép.

 

Chú ý: Cây giống điều ghép khi đưa ra thực địa phải đạt các tiêu chuẩn:

  • + Chiều cao chồi ghép > 15 cm trở lên.
  • + Cây giống phải có ít nhất 1 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh.           
  • + Tuổi cây xuất vườn từ 45 ngày trở lên (kể từ khi ghép).

 

Nhân giống vô tính điều ở qui mô lớn cần thiết kế vườn nhân giống:

 

Vườn nhân giống bao gồm hai vườn: vườn ươm gốc ghép và vườn nhân chồi ghép.

 

Vườn ươm gốc ghép:

 

Vườn ươm gốc ghép là nơi vô bầu đất, gieo hạt giống để ươm gốc ghép và tiến hành ghép. Vườm ươm gốc ghép càn đặt nơi cao ráo và thoát nước tốt, đủ ánh sáng. Nên đặt bầu theo luống, mỗi luống cách nhau 1,0m gồm 8 hàng bầu .

 

Thiết kế vườn nhân chồi ghép

 

Vườn nhân chồi ghép cần được bố trí nơi đất tốt gần vườn ươm cây con làm chồi ghép. Nên trồng vườn nhân chồi ghép sớm hơn một năm, mỗi dòng điều được trồng trong một khu vực riêng.

Vườn nhân chồi ghép có thể trồng theo các thiết kế sau: cây trồng thành hàng  kép 1x 2m x 3m; hay cây được trồng thành  hàng kép 3x 3m x 4m.

Trở lại      In      Số lần xem: 4695

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD