Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  32987176
Kỹ thuật thâm canh điều
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:07:07

Chọn đất

 

Ðiều có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt, đất laterit hay đất có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc v.v.. Tuy nhiên, Ðiều thích hợp với các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao và độ pH từ 6,3 đến 7,3. Không nên trồng điều ở những vùng đất bị úng hay đất nhiễm mặn.

 

Ðiều thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt với mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng. Không nên trồng Ðiều ở những vùng có độ cao trên 600m so với mặt biển và những vùng có mưa hay sương mù trong thời gian cây điều ra hoa.

 

Thời vụ trồng

 

Thời vụ trồng Ðiều thích hợp nhất ở vùng Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên là vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vào đầu mùa mưa khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

 

Mật độ và khoảng cách

 

Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà có thể trồng điều với mật độ từ 100 đến 300 cây/ha. Tuy nhiên, mật độ trồng thích hợp nhất là 200 cây/ha với khoảng cách 6 x 8m. Khi cây ở hàng 6m chạm tán thì tiến hành tỉa thưa và giữ mật độ cố định khoảng 100 cây/ha. Phương pháp trên được minh họa ở Hình 1. Ðối với những vùng đất xấu như vùng đất cát ven biển và vùng đất trống đồi trọc ở Duyên Hải Nam Trung Bộ giữ mật độ 200 hay 300 cây/ha với khoảng cách  6 x 8 hay 5,0 x 6,5m.

 

                             

Hình 1. Thiết kế vườn theo hai giai đoạn

 

Cây điều giống

 

Cây giống ghép cần đạt các tiêu chuẩn sau: Bầu đất có kích thước 15 x 33cm hay 15 x 25cm. Ðường kính gốc từ 0,7cm trở lên. Chiều cao chồi ghép từ 10cm trở lên. Cây giống phải có ít nhất 1  đến 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh. Tuổi xuất vườn từ  45 ngày trở lên kể từ khi ghép.

Trở lại      In      Số lần xem: 3038

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD