Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  35381040
Phương pháp tuyển chọn giống điều
Thứ ba, 19-04-2016 | 14:07:42

                                                   Trần Công Khanh và Nguyễn Tăng Tôn biên soạn

 

Phương pháp chọn lọc giống điều

 

Quá trình chọn tạo và phát triển giống điều được trình bày ở Hình 1 bao gồm ba giai đoạn:

 

  • - Sưu tập, nhập nội, lai tạo và lưu trữ nguồn gen
  • - Đánh giá, chọn lọc và
  • - Đưa vào sản xuất
  •  

Điều là cây lâu năm với chu kỳ kinh tế có thể kéo dài hơn 20 năm do đó việc tiến hành chọn tạo giống theo quy cách truyền thống thường tốn nhiều thời gian và tiền của trong khi việc chọn tạo giống điều ở nước ta chỉ mới khởi đầu. Để rút ngắn thời gian và đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống mới của sản xuất, phương pháp tuyển sớm thường được áp dụng trong việc tuyển chọn giống cây lâu năm đã được ứng dụng trên cây điều (Hình 1). Phương pháp này dùng các kết quả năng suất và chất lượng của các năm đầu để dự đoán năng suất các năm về sau do đó có thể tiến hành chọn lọc ngay từ các vụ thu hoạch đầu tiên. Bằng cách “lấy không gian tranh thủ thời gian” một chu kỳ chọn giống có thể hoàn thành trong vòng 8 năm kể từ khi sưu tập tập đoàn. Các bước được tiến hành như sau: Sau khi cây đầu dòng ưu tú được phát hiện, tiến hành nhân giống vô tính để cùng lúc đưa vào vườn lưu trữ nguồn gen và dùng để đánh giá tập đoàn. Sau hai năm các dòng vô tính bắt đầu ra hoa, tiến hành đánh giá và chọn ra 5 – 10 dòng vô tính có triển vọng nhất đưa vào các thí nghiệm so sánh giống. Khi cây ở thí nghiệm so sánh giống ra hoa sau hai năm trồng, kết hợp với kết quả thu được từ vườn lưu trữ nguồn gen và đánh giá tập đoàn chọn ra 3 – 5 dòng vô tính ưu tú nhất đưa vào các thí nghiệm khu vực hoá. Tương tự như trên khi các thí nghiệm khu vực hoá cho kết quả đầu tiên sau hai năm trồng, kết hợp với các kết quả của các thí nghiệm trước đó chọn ra các dòng vô tính có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất của các địa phương để đưa vào sản xuất giống vô tính cung cấp cho các địa phương sản xuất thử. Giống mới sẽ được phổ biến vào sản xuất đại trà sau hai năm tiếp theo (Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình, 2000).

 

Hình 1. Sơ đồ chọn tạo giống điều

 

Hình 2. Sơ đồ phương pháp tuyển sớm trên cây điều

 

Chỉ tiêu theo dõi và tiêu chuẩn chọn lọc

 

Các chỉ tiêu sinh trưởng bao gồm chiều cao cây (m) và đường kính tán (m) được theo dõi vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng hạt bao gồm năng suất hạt khô (kg/cây), kích cỡ hạt (hạt/kg) và tỷ lệ nhân (%) được theo dõi vào vụ thu hoạch. Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình MSTATC. LSD0,05 được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

 

Các tiêu chuẩn chọn lọc bao gồm (Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình, 2000; Tạ Minh Sơn và  Hồ Huy Cường, 2005; Trần Vinh, 2005):

 

  • - Năng suất hạt: 3 – 5 kg/cây với mật độ trồng 200 cây/ha tương đương 600 -1.000 kg/ha ở năm thứ 3 sau trồng
  • - Kích thước hạt: 120 –170 hạt/kg
  • - Tỷ lệ nhân: 28 –30%
  • - Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và có tán thấp
  •  

Các yêu cầu về chất lượng hạt của ngành chế biến xuất khẩu điều (VINACAS -1997)

 

  • - Kích thước hạt: < 180 hạt/kg
  • - Tỷ lệ nhân: > 25%
  •  

Kỹ thuật canh tác

 

Kỹ thuật canh tác được áp dụng theo Quy trình kỹ thuật trồng điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) ban hành năm 2000.

Trở lại      In      Số lần xem: 5610

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Gen sinh tổng hợp Aflatoxin trong hạt điều ( Thứ hai, 09/05/2016 )
  • Đa dạng di truyền xét trên trình tự gen của loài sắn hoang dại và giống sắn trồng. ( Thứ hai, 30/05/2016 )
  • Kết quả nghiên cứu về cây trụ tiêu ( Thứ năm, 05/05/2016 )
  • Bệnh hại phụ ( Thứ tư, 20/04/2016 )
  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sản xuất Sắn trên thế giới & Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sinh trưởng và phát triển ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặt tính thực vật học của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm rễ và củ sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm thân ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Lá ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đặc điểm Hoa và quả sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Vai trò của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Sắn phục vụ sinh hoạt ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Giải trình tự bộ Gen của Sắn ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Đất và thời vụ trồng sắn ở Việt Nam ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Điều kiện sinh thái ( Thứ hai, 03/03/2014 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ Điều trên thế giới ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều ở Việt Nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
  • Thành tựu nghiên cứu và tiềm năng phát triển cây điều ở việt nam ( Thứ ba, 19/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD