Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 15 | |
Số lượt truy cập : 35461756 | |
Con người sắp có khả năng "hô phong, hoán vũ"?
Chủ nhật, 01-09-2013 | 06:10:12
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Con người đang tiến gần hơn tới khả năng "hô phong, hoán vũ" , sau khi các nhà khoa học Thụy Sỹ đã tìm được cách kiểm soát bầu trời đầy mây.
Các nhà khoa học dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng tới để thảo luận về khả năng bắn các xung ánh sáng lên trời để điều khiển thời tiết.
Với hàng loạt thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã thành công trong việc sử dụng công nghệ laser để thúc đẩy việc hình thành mây. Về lý thuyết, công nghệ mới này có thể được dùng để kích hoạt mưa ở những nơi xa hơn ngoài biển hoặc trên các vùng đất không có người ở và "cách ly" mưa khỏi một sự kiện lớn khi cần.
Kỹ thuật trên cũng từng được sử dụng để kiểm soát sét, với mục tiêu dài hạn là chuyển hướng chúng khỏi các khu vực có nhà cửa san sát.
Thời gian gần đây, con người đã không ngừng thử điều khiển thời tiết. Trường hợp nổi tiếng nhất diễn ra trong Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008, khi các nhà khoa học dường như đã bắn hóa chất lên trời nhằm xua tan mây che phủ lễ khai mạc.
Mỹ là nước tiên phong trong công nghệ có tên "gieo giống" mây từ những năm 1940. Công nghệ này bao gồm việc kích thích mưa bằng cách bắn bạc iođua hay băng khô vào một đám mây, tái tạo muối tự nhiên, bụi và các hạt nhỏ khác trong bầu khí quyển, giúp hình thành các giọt nước.
Các thử nghiệm với công nghệ "gieo giống" mây đã cho kết quả lẫn lộn. Tuy nhiên, tại một hội nghị của Tổ chức khí tượng thế giới có tên "Laser, thời tiết và khí hậu", một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Geneva (Thụy Sỹ) sẽ báo cáo về các thử nghiệm, trong đó họ đã dùng laser để khiến nước ngưng tụ hoặc băng hình thành - quá trình thiết yếu chi việc thúc đẩy mưa.
Ngoài ra, công nghệ này còn có thể tạo ra sét và những cơn mưa nhân tạo. Giáo sư Jean-Pierre Wolf và tiến sĩ Jerome Kasparian tại đại học Geneva cho biết việc bắn laser vào khí quyển như một công cụ đầy tiềm năng cho điều khiển thời tiết và nghiên cứu khí hậu.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm việc sử dụng ánh sáng laser hồng ngoại và ánh sáng laser cực tím để làm ngưng tụ hơi nước. Họ nhận thấy các tia laser có thể tạo được những tinh thể băng nhỏ, đây là một bước tiến quan trọng để hình thành mây và mưa nhân tạo.
Vào tháng 3, giáo sư Jean-Pierre Wolf cùng nhóm nghiên cứu của ông đã thử nghiệm thực tế bắn tia laser 100 terawatt vào bầu khí quyển tại một trung tâm nghiên cứu ở Frascati, gần thủ đô Roma của Italy. Theo giáo sư Wolf, mục đích của cuộc thử nghiệm trên nhằm mở rộng quy mô của các thí nghiệm ngưng tụ hơi nước đã được chứng minh ở cường độ thấp hơn.
Trong báo cáo nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm tác giả viết, kết quả của các thử nghiệm "mở ra triển vọng dùng laser để biến đổi các đám mây ti tự nhiên hoặc gieo giống nhân tạo các đám mây ti (dạng đám mây mỏng được hình thành khi hơi nước đóng băng thành các tinh thể nước đá tại các cao độ trên 8.000 m".
Theo Vietnamnet, Vnexpress. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 1285 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|