Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  72
 Số lượt truy cập :  34080519
Khám phá tính đa dạng sinh học các loài Lan vani (Orchidaceae) trong hệ thực vật tỉnh Khánh Hòa
Chủ nhật, 07-07-2013 | 05:19:04

TS. Vũ Ngọc Long, Viện Sinh thái học Miền Nam,
KS. Trần Giỏi, Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa.

 

Lan Vani là một giống lan Vanilla nhiệt đới thuộc họ Lan (Orchidaceae), một loại dây leo thực vật sống phụ sinh. Lan Vani được ghi nhận là một loài cây đặc biệt trong họ Lan có khả năng cho hương vani trong thiên nhiên. Trái của Lan Vani được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong các nghi lễ tôn giáo, chế biến thức ăn, nước uống truyền thống của các dân tộc vùng Trung Mỹ. Hương Lan Vani từng được người Aztecs dùng làm nước hoa và thuốc xoa, không những có thể chữa được mệt mỏi mà còn tăng cường sức khỏe, tránh sợ hãi, giúp tim sống khỏe mạnh. Ở Madagascar, người dân địa phương thường bày bán dây Vanilla như một loại thuốc chữa bệnh cho đàn ông, và khuyến khích dùng cho phụ nữ bởi mùi hương thơm của nó giúp phụ nữ thêm phần quyến rũ. Không giống như tinh dầu hoa hồng hay các loại hoa có mùi thơm khác, mùi thơm của Lan Vani không phải từ hoa hay các bộ phận tuyến tinh dầu hương thơm nào đó có nguồn gốc dẫn xuất trong hoa, mà chất thơm vani có nguồn gốc từ hạt. Hạt của Lan Vani được chế biến theo công nghệ đặc biệt cung cấp một loại hương liệu thường được gọi là hương Vani dùng trong công nghiệp nhẹ, hương liệu vani được pha chế trong rượu, tạo mùi kem, sôcôla, thức uống, bánh ngọt… trong công nghệ sản xuất nước hoa, hay trong dược phẩm để ức chế vị đắng của thuốc…

Hai loài chính cho hương vani trong tự nhiên là các loài phụ của Vanilla planifolia hay còn gọi là Vanilla fragrans và Vanilla pompano đã được trồng thử nghiệm và phát triển rất tốt ở thung lũng Hà Lan (xã Thống Nhất, huyện Krông Búk, Đăk Lăk).

Chi Vanilla gồm khoảng 100 loài (Cameron, 2011) được nhà thực vật học Philip Miller ghi nhận từ năm 1754, phân bố rộng ở các nước Trung Mỹ (Mexico, Brasil) và châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Madagasca, Papua New Guinea, Indonesia, Việt Nam, …). Hoa của các loài Lan Vani thường có đài và cánh gần như đồng màu: 1 cánh trên, 2 cánh giữa mọc đối xứng qua trục thẳng, 2 cánh dưới cũng đối xứng; 1 môi hoa ở giữa có màu khác biệt và có lông; hoa thường có kích thước to (3-5 cm) và nhiều màu sắc đẹp. Quả nang có hình trụ dài, bên trong gồm nhiều hạt nhỏ li ti (< 1mm).

Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) có 4 loài lan Vani đã được mô tả, trong đó có 2 loài phân bố ở Khánh Hòa. Và gần đây, GS. TSKH. Leonid Averyanov (2011) một chuyên gia phân loại học hàng đầu của Lan Việt Nam đã ghi nhận đến 6 loài lan Vani tại Việt Nam.   

Thực hiện đề án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng Khánh Hòa (do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì), Viện Sinh thái học Miền Nam, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đơn vị trong tỉnh, đã điều tra phát hiện được 5/6 loài lan vani trong hệ thống thực vật Việt Nam, trong đó có 4 loài được thu thập đủ mẫu hoa, loài còn lại chưa thu được hoa.

 

1. Lan Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.):

 

Dây leo bám lên các cây gỗ có thể đến độ cao khoảng 2-3m. Thân có màu xanh lục, đường kính gần 1cm. Lá tiêu giảm lại thành vảy nhỏ 1cm, mau rụng. Hoa tự là dạng chùm ngắn, gồm 1-3; lá đài và cánh có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3cm; cánh môi có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím; thùy 3.

Loài này hiện diện trong rừng thường xanh hoặc bán thường xanh, cao độ thấp 100-300m, phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu BTTN Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu.  

 

lanvani
Hoa Lan vani không lá (V. aphylla)
Ảnh: Vũ Ngọc Long

 

2. Lan Vani trắng (Vanilla albida Bl.):

Dây leo phân nhánh nhiều, dài 5-6m, bám trên các cây gỗ hoăc cây bụi. Thân màu xanh đậm, đường kính 0,7cm. Phiến lá dày láng, hình ellip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15cm . Hoa tự chùm, 3-6 hoa, hoa to, lá đài và cánh hoa có màu vàng lục dài 4-5cm; môi hình tam giác màu trắng, có lông. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Loài này còn được có tên gọi đồng danh là Vanilla yersiniana Guill. (để tưởng nhớ Bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915).

Loài Vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu BTTN Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa), cao độ khoảng 300-400m.

 

lanvani1
Hoa Vani trắng (Vanilla albida Bl.)
Ảnh: Trần Giỏi

 

3. Lan Vani hồng (Vanilla sp.) còn được gọi là Vani Hòn Bà

Vani hồng thường mọc bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10m. Lá dày láng, hình ellip hẹp, dài gần 20 cm. Hoa tự chùm 4-5, hoa to có cấu trúc hoa tương đồng với Vani trắng, chỉ khác biệt rõ nét về màu sắc và dạng môi (môi hơi tròn và có màu hồng tím, so với Vani trắng có môi trắng, hình tam giác). Mùa ra hoa vào tháng 3-5.
 
Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu BTTN Hòn Bà, độ cao khoảng 500-700m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài Vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. Do có các đặc trưng hơi khác so với các loài đã được mô tả nên đang được các nhà nghiên cứu hệ thống so mẫu và phân tích với các nguồn dữ liệu để xác định danh pháp chính xác.  

 

lanvani2
Hoa Vani hồng (Vanilla sp.), Vani Hòn Bà
Ảnh Trần Giỏi

 

4. Lan Vani nhiều lông (còn gọi Lan Vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova

Dây Lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10m, thân màu xanh đậm có đường kính gần 1cm, lóng dài 7-10 cm, có rễ ở mắt. (còn gọi là lan vani xanh). Lá có phiến dày, hình ellip, dài 15-20cm, màu lục đậm. Phát hoa phần trên của cây, mọc ở nách lá, hơi thòng xuống, hoa tự là tản phòng nở theo vòng tiếp nhau, khoảng 20 hoa. Hoa to 3-4cm, đài và cánh dày, mập hình tam giác, cong lõm xuống có màu vàng lục; môi có vân và đốm màu nâu đỏ, trên nền vàng, nhiều lông màu nâu tía; trụ hoa màu trắng. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Cọng và bầu noãn dài 3-4,5cm, hình trụ, cong, lục đậm ở trên, trắng ở gốc. Lá đài và cánh hoa hơi trải ra, dày mập. Đài sau 3x1cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà. Đài bên 2,7x1,2cn, bầu dục thuôn, hơi nghiêng. Cánh hoa vòng ngoài 2,7x1,2cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà, mặt lưng có một sóng lồi chạy đến gần đỉnh thì tạo thành 1 răng lồi. Cánh Môi dài 3cm, nơi rộng nhất  3cm, dính phía sau với trụ khoảng 1,5cm, tạo thành ống, phần rời bên trên tạo thành 3 thùy: 2 thùy bên rộng 1,5x1,5cm, thùy giữa 1,5 x 1,2cm, mép xếp nếp, lồi lõm, uốn lượn, một đám lông  màu tía đậm nhất là ở đáy nằm ở đầu thùy giữa, phía sau có nhiều phiến lông dẹp màu trắng xếp lớp thành một khối nằm rạp hướng về sau, dài cỡ 5mm. Trụ cao 2cm, hơi cong, màu trắng với gốc lục vàng, mặt trước từ nuốm trở xuống có màu tía đậm, nhạt dần về dưới; nắp phấn cỡ 2,5x2,5mm, hình tim, đỉnh nhô lên 2 sừng, màu trắng với mép hơi nâu vàng. (Nguyễn Thiện Tịch, Lưu hồng Trường, Trần Giỏi, 2013).
 
Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại KBTTN Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về Lan Việt Nam cho rằng hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía Nam Trung Quốc).

 

lanvani3
Hoa lan vani nhiều lông Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova
Ảnh :  TS. Lưu Hồng Trường

 

Tháng 4/2013, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tìm thấy và thu được mẫu loài này ở rừng ven suối khu vực tiếp giáp núi Vọng Phu (xã Ninh Tây, TX. Ninh Hòa), độ cao gần 700m. Đối chiếu với các tài liệu liên quan, loài này có nhiều đặc điểm rất khác so với những loài vani đã mô tả và ngay lúc đó các nhà khoa học đã nhận định chắc rằng đây sẽ là 1 loài mới của thế giới. Lúc đó nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đặt tên là Lan Vani Vọng Phu (Vanilla vongphuensis). Sau khi nhóm nghiên cứu thu thập và đem mẫu lan này về lại TP.HCM, Ông Nguyễn Thiện Tịch đã vẽ, mô tả chi tiết và liên lạc với André Schuiteman (Vườn Thực vật Kew, Anh quốc) và biết được loài này đang chuẩn bị công bố với tên Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova * -từ mẫu vật do TS.Rybkova lấy từ Hòn Bà- (* Đăng trên tạp chí Orchideen Journal, Vol.1-1, xuất bản ngày 24/05/2013).

Sau khi  công bố tên loài Lan Vani (V. astropon) loài mới của thế giới và Khánh Hòa, thì trên thị trường hoa lan cây cảnh của TP Hồ Chí Minh các tay chơi Lan đã săn lùng được từ ngoài thiên nhiên. Nay loài lan mới này đã xuất hiện ngoài chợ và được mua bán rất đắt hàng.

 

5. Lan Vani lá lớn (Vanilla sp.)

Dây leo, mọc bám trên các thân cây gỗ, leo cao khoảng 8m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Phiến lá lớn, hình ellip rộng, dài đến 30cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan Vani lá lớn khá giống với Vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov).

Loài lan Vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà, cao độ khoảng 1.500m với số lượng cá thể rất ít.

 

lanvani4
Lan Vani lá lớn (Vanilla sp.)
Ảnh: Trần Giỏi

 

Như vậy sự hiện diện của 5/6 loài lan Vani trong chi Vanilla nêu trên, trong đó có 1 loài mới được công bố trên thế giới, đã khẳng định vị trí rừng Khánh Hòa là một khu vực phân bố quan trọng của chi Vanilla trong hệ thực vật Việt Nam. Các loài lan vani trong chi Vanilla này có phạm vi phân bố rất hẹp và hiếm gặp. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị săn lùng để mua bán cung cấp trong các vựa hoa lan cây cảnh của thành phố, cũng như đang bị đe dọa sinh tồn do sự mất rừng và sinh cảnh. Vì vậy, UBND Tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành trong tỉnh cần có biện pháp khoanh vùng bảo vệ trong tự nhiên, đồng thời có chương trình nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen quý hiếm của các loài lan vani này.

 

Theo VAST.

Trở lại      In      Số lần xem: 2048

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD