Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  36643617
Rễ mịn tạo nên sự khác biệt trong sự chuyển hóa các chất và hệ vi sinh vật
Thứ tư, 29-05-2024 | 08:29:35

Các nhà khoa học chuẩn bị 03 rễ cây để phân tích đo lường bằng cách kiểm tra hình thái học và tách rễ mịn ra khỏi vùng rễ. Nguồn: Andrea Starr - Phòng Thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương.

 

Vi khuẩn và nấm sống cùng nhau trên bề mặt rễ thực vật và giúp kích thích sự tương tác cộng sinh với thực vật. Rễ cây đặc biệt nhỏ này rất có ích cho sự sinh trưởng của vi khuẩn, tuy nhiên các nghiên cứu về hệ vi sinh vật chưa nghiên cứu các rễ mịn tách biệt với hệ rễ thực vật.

 

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Plant, Cell & Environment cho thấy hệ vi sinh vật trên bề mặt rễ và trong vùng xung quanh rễ rất khác biệt ở 04 loại cây trồng. Các kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hệ vi khuẩn ở vùng xung quanh rễ và vùng trung gian tiếp xúc trực tiếp với rễ đối với các rễ mịn hấp thu nhưng không có sự khác biệt đối với các rễ mịn vận chuyển.

 

Việc giải mã mối quan hệ giữa ký chủ và vi khuẩn ký sinh đòi hỏi sự hiểu biết phức tạp về sinh lý và hình thái của vật chủ - trong trường hợp này là rễ thực vật. Việc phân loại rễ mịn rất quan trọng trong việc đánh giá các quá trình sinh thái khác nhau bao gồm chu trình sinh địa hóa ở quy mô nhỏ và mối quan hệ giữa rễ và vi sinh vật.

 

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các khoang rễ khác nhau có cấu trúc khác nhau tùy thuộc vào chức năng của rễ. Ngoài ra, các phát hiện này cũng cung cấp bằng chứng về thành phần vi sinh vật được phân loại theo cấu trúc không gian dựa trên chức năng của rễ.

 

Những dữ liệu này nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ sinh lý học của rễ khi xem xét những phản hồi của các vi khuẩn vùng rễ.

 

Những nhóm vi sinh vật cư ngụ ở rễ cây đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác với cây ký chủ. Nhưng trong những nghiên cứu về hệ vi sinh vật, các nhà khoa học hiếm khi tập trung nghiên cứu các rễ nhỏ dưới 2mm và vai trò chức năng của chúng.

 

Sử dụng một khu rừng cây 26 năm tuổi, một nhóm các nhà khoa học đã thu thập các mẫu rễ nhỏ của 04 loại cây ôn đới (03 loài cây rụng lá và 01 loài cây lá kim) có hình thái khác nhau.

 

Bằng cách giải trình tự gen cũng như các phân tích về trao đổi chất tại phòng thí nghiệm khoa học phân tử môi trường, các nhà khoa học đã quan sát rễ mịn được phân chia thành các khoang chức năng, trong các khoang này nấm và vi khuẩn có chức năng khác nhau. Điều này có thể do nguồn dinh dưỡng có sẵn ở mỗi khoang.

 

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn thấy có những dữ liệu khác biệt giữa vùng trung gian tiếp giáp trực tiếp với rễ và vùng rễ. Vi khuẩn ở vùng trung gian tiếp xúc trực tiếp với rễ - trên bề mặt rễ và các hạt đất xung quanh rễ cũng như cơ chế chuyển hóa của rễ và chức năng vi sinh vật có sự khác nhau giữa rễ mịn hấp thụ và rễ vận chuyển. Nhưng vi khuẩn ở vùng rễ không thay đổi.

 

Những phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của chức năng rễ khi xem xét mối quan hệ giữa rễ và vi sinh vật, nhấn mạnh áp lực chọn lọc các cây ký chủ khác nhau đối với hệ vi sinh vật ở các khoang khác nhau.

 

Nguyễn Thị Kim Thoa theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 251

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
  • Các phân tử nhỏ giúp tạo ra ngũ cốc thông minh hơn
  • Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các dòng/giống Lúa thơm triển vọng ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Giải trình hệ gien của bệnh nấm có thể giúp ngăn chặn bệnh hại chuối
  • Một gen tương đồng của cây lúa đối với gen của cây arabidopsis “agd2-like defense1” đóng góp vào tính kháng bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae
  • Xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ
  • Đồng phân LuxR ký gửi trên cây populus deltoides, kích hoạt sự thể hiện gen đáp ứng với tín hiệu thực vật hoặc những peptides đặc biệt
  • Cây lúa có hiệu quả sử dụng nitơ tốt hơn
  • Khám phá thêm những bí mật về loài hoa hướng dương
  • Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm từ nấm Lecanicillium spp, để diệt rệp muội (Aphidae) gây hại cây trồng
  • Nghiên cứu thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh
  • Thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ cây trồng như thế nào?
  • Đồng hồ sinh học của nấm: Mục tiêu tiềm năng trong phòng chống bệnh thực vật
  • Đo thời gian lưu trú của nitơ trong đất có thể giúp ích cho nông nghiệp
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD