Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  74
 Số lượt truy cập :  34086654

Chủ nhật, 11-05-2014 | 12:16:52

Quá trình sinh phôi sô ma in vitro (somatic embryogenesis: SE) thông qua kỹ thuật nuôi cấy mô là một cách tiếp cận giúp người ta thực hiện nhanh hơn việc phát triển và hình thành cây trồng nhờ khả năng nhân nhanh của kỹ thuật ấy. Đây là phương pháp mới để vi nhân giống cây ca cao (Theobroma cacao L.). Ca cao là cây trồng thuộc nhóm có mức độ dị hợp cao trong quần thể rất cần phương pháp nhân giống vô tính thông qua kỹ thuật ghép và chiết cành để nhân.

Chủ nhật, 11-05-2014 | 06:42:49

Các nhà sinh vật học của Đại học California San Diego (UC San Diego ) đã thành công trong xây dựng hình ảnh về sự chuyển động của abscisic acid (ABA ), một hormone chủ yếu của thực vật chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và khả năng chống hạn hán. Theo dõi trực tiếp của ABA cho phép các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự tương tác phức tạp liên quan đến ABA khi cây trồng phải chịu hạn hán hoặc căng thẳng khác.

Chủ nhật, 11-05-2014 | 06:11:52

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát triển được một quy trình cho phép họ xác định nguồn gốc địa lý của một người đến 1000 năm trước. Có tên là công cụ Geographic Population Structure (GPS), phương pháp này đủ chuẩn xác để xác định ngôi làng mà tổ tiến của đối tượng ra đời và có nhiều ứng dụng ý nghĩa trong điều trị y học cá nhân hóa.

Thứ bảy, 10-05-2014 | 02:16:39

Cùng với những nhiên cứu khác có liên quan đến lai tạo, chọn lọc giống, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu phèn, ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng Đồng Tháp Mười” thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười đã thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ phản ứng với rầy nâu của 49 dòng lúa ĐTM thuần, triển vọng để từ đó chọn ra được những dòng lúa từ nhiễm nhẹ đến chống chịu để có hướng nghiên cứu và phát triển trong sản xuất.

Thứ sáu, 09-05-2014 | 06:18:51

Trong tự nhiên, hầu hết các loài thực vật đều mọc hướng về phía ánh sáng mặt trời. Các nhà khoa học thuộc Đại học Gothenburg, Phần Lan cùng với các cộng sự đã nghiên cứu và tìm hiểu cách thức các protein nhạy sáng trong tế bào thực vật thay đổi trong môi trường có ánh sáng mặt trời. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature số ra mới đây. Phản ứng chiếu sáng trong thực vật được kích hoạt bởi những thay đổi trong một thụ thể protein sắc tố gọi là phytochrome, một loại protein được tìm thấy trong nhân và tế bào chất của tế bào thực vật với một nồng độ rất nhỏ.

Thứ sáu, 09-05-2014 | 06:14:50

Một nghiên cứu mới đây cho biết, chuyển các bãi chăn thả gia súc thành rừng là một giải pháp tiết kiệm chi phí để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và cứu sống các loài bị đe dọa tuyệt chủng. Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học hàng đầu, trong đó có trường Đại học Sheffield, đã tiến hành một khảo sát về trữ lượng các-bon, đa dạng sinh học và lợi ích kinh tế từ một trong những hệ sinh thái bị đe dọa lớn nhất trên thế giới – hệ sinh thái phía tây dãy núi Andes của Colombia.

Thứ sáu, 09-05-2014 | 06:11:02

Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên vừa công bố bổ sung 2 chữ cái vào mã di truyền. Nhóm chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở bang California đã thay đổi cấu trúc một vi khuẩn khiến nó hợp nhất và tái tạo hai thành phần ADN không có trong tự nhiên.

Thứ năm, 08-05-2014 | 09:23:52

Các cây trồng thường có sự phòng thủ hóa học chống lại sâu bệnh phá hoại. Đôi khi, các cây trồng bị sâu bệnh sẽ sản sinh ra các hóa chất dễ bay hơi báo hiệu cho các cây khác và các cây không bị sâu bệnh nhờ đó xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Koichi Sugimoto và các đồng nghiệp tại Đại học Yamaguchi ở Nhật Bản đã nghiên cứu hệ thống báo hiệu này ở cà chua. Họ phát hiện ra rằng, cây cà chua bị sâu ngài đêm phá hoại sản sinh ra một hóa chất dễ bay hơi để các cây trồng gần đó sử dụng tạo ra một loại thuốc trừ sâu. Nghiên cứu được đăng tải trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học.

Thứ năm, 08-05-2014 | 09:23:28

Người nông dân luôn nỗ lực tối ưu hóa sản xuất cây trồng trên vùng đất của mình. Nhưng liệu họ có thể tối ưu hóa sản xuất trên một khu vực rộng lớn hơn nhiều như khu vực bờ biển phía Đông của nước Mỹ? Đó là câu hỏi được nhóm các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Beltsville đặt ra và đưa ra hướng giải quyết bằng cách phát triển một công cụ mô hình mới rất hiện đại.

Thứ tư, 07-05-2014 | 08:00:08

Các nhà khoa học từ Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã xác định được một loại vi khuẩn lành tính đầy hứa hẹn giúp ngăn chặn vi khuẩn Salmonella xâm nhiễm cà chua sống. Nghiên cứu của họ được đăng tải trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology. Khi áp dụng cho cây cà chua bị nhiễm khuẩn Salmonella tại một cánh đồng nghiên cứu, vi khuẩn này được biết đến với tên gọi là Paenibacillus alvei, đã làm giảm đáng kể mật độ của các tác nhân gây bệnh so với ở các cánh đồng đối chứng.

 

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD