Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  72
 Số lượt truy cập :  34080645
Tuần tin khoa học 335 (08 - 14/07/2013)
Thứ hai, 15-07-2013 | 07:52:21

Nghiên cứu mới bác bỏ sự kiện hấp thu của vật liệu di truyền của thức ăn vào bụng

 

 Một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu của Đại Học Johns Hopkins, Khoa Y, Hoa Kỳ đã cho thấy vật liệu di truyền từ thức ăn khi đã vào bụng của động vật có vú sẽ đi vào máu, bác bỏ những phát hiện trước có tính chất khiêu khích. Kết quả nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí RNA Biology trái với nghiên cứu trước đây của một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc nói về vật liệu di truyền thực vật, đặc biệt là những phân tử “microRNA”, có thể xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn máu của động vật và các mô cơ quan sau khi ăn vào bụng, làm knock down các gen của động vật. Những phát hiện trước đó dẫn đến việc suy đoán rằng thực phẩm của sinh vật biến đổi gen có thể gây ảnh hưởng thể hiện gen cho người tiêu dùng, rồi chuyển hóa chúng theo những hệ lụy mà chúng ta không lường được hậu quả gì xảy ra, gây nên những chỉ trích gay gắt đối với công nghệ sinh học thực vật. Nhóm khoa học gia của Johns Hopkins đã phân tích các mẫu máu của khỉ “macaque” đuôi dài (loài khỉ có kích thước trung bình), chúng được cho ăn bằng thực phẩm GM như đậu nành và trái cây. Họ sử dụng PCR để khuếch đại nguồn vật liệu di truyền trong các mẫu ấy. Họ đã tìm thấy kết quả readings có mức độ biến thiên mạnh mẽ. Họ còn thấy rằng các mức độ phân tử microRNA trong mẫu thí nghiệm trước và sau khi khỉ macaque ăn nguồn vật liệu này, kết quả cho thấy phân tử microRNA thực vật không thể xảy ra trong mẫu. Những xét nghiệm sâu hơn với kỹ thuật tinh xảo hơn như “droplet digital PCR” để phân tích hàng trăm nghìn phản ứng tại cùng thời điểm, kết quả này xác định rằng cái đang quan sát không phải là những microRNAs thực vật cần quan tâm, nhưng hầu hết các đoạn phân tử của vật liệu di truyền của khỉ macaque vẫn giống hệt như các đoạn phân tử mục tiêu.

Xem http://www.landesbioscience.com/journals/rnabiology/article/25246/.

Hoặc  http://www.hopkinsmedicine.org/news/media/releases/hold_the_medicinal_lettuce.

 

Giống đậu nành biến đổi gen sử dụng TF DREB1A chống chịu khô hạn

 

Phát triển giống cây trồng chống chịu khô hạn là mục tiêu quan trọng giúp loài người chiến đấu với thách thức do biến đổi khí hậu. Một trong những kỹ thuật mà chuyên gia thường sử dụng là công nghệ di truyền với các protein có liên quan đến yếu tố phiên mã [transcription factors: TFs] kiểm soát thể hiện gen phản ứng với stress phi sinh học trong hệ thống tự bảo vệ của thức vật.  Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu là Amanda Alves de Paiva Rolla thuộc ĐH Londrina State, Brazil, đã đánh giá hiệu quả của giống đậu nành biến đổi gen mã hóa protein TF DREB1A trong điều kiện bị khô hạn trên đồng ruộng và trong nhà lưới. Họ xử lý nghiệm thức khô hạn trong nhà lưới bằng cách kiểm soát nước trong chậu với giống P58 và P1142. Mặt khác, họ cũng đánh giá hiệu quả của giống P58 và 09D-007, một tổ hợp lai giữa BR16 và P58 dưới những nghiệm thức xử lý nước khác nhau: có tưới, khô hạn tự nhiên, và khô hạn nhân tạo. Kết quả đánh giá ngoài đồng cho thấy cây nào có protein kết gắn tín hiệu nhằm đáp ứng với sự mất nước (dehydration-responsive element binding protein: DREB) đều cho năng suất thấp hơn  dòng bố mẹ BR16. Tuy nhiên, cây có DREB thể hiện sự gia tăng các thành phần cấu tạo năng suất như số hạt, số quả có hạt, tổng số quả trong điều kiện khô hạn. Kết quả trong nhà lưới cho thấy: cây nào có DREB đều cho mức độ sống sót tối hơn do mức độ tiêu thụ nước ít hơn, bốc thoát hơi nước cũng thấp hơn ngay cả trong điều kiện đủ nước. Họ đã khuyến cáo rằng phải định tính kỹ hơn biểu loại đất và điều kiện tiểu khí hậu trong thí nghiệm đậu nành để so sánh với cây không phải GM. Xem tạp chí Transgenic Research: http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-013-9723-6.

 

Công nghệ sinh học làm giảm khí thải từ đại gia súc

 

Công nghệ sinh học làm tăng sản lượng lương thực thực phẩm và làm giảm khí thải của gia súc, là nội dung của Animal Frontiers theo kết quả thí nghiệm mới đây. Clayton Neumeier, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc ĐH California Davis, cùng với các nhà nghiên cứu khác đã xét nghiệm một nhóm trâu bò được cho ăn bằng sản phẩm cây trồng biến đổi gen. Các nhóm đại gia súc khác nhau được xử lý với lonophores, cấy vào vùng bụng, và các chất kích thích beta-adrenergic agonists, chức năng của chúng là giúp gia súc tăng trưởng hiệu quả hơn. Nhóm đại gia súc khác được tiêm rBST, một hormone tổng hợp của gia súc lớn giúp bò cái cho nhiều sữa hơn. Một nhóm đối chứng, không xứ lý bất cứ nghiệm thức nào vừa đề cập. Kết quả cho thấy rằng nhóm xử lý rBST cho nhiều sữa / một bò cái. Khi bò cái cho nhiều sữa, sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính giảm vì người ta sẽ không cần nhiều bò cái nữa. Dr. Kim Stackhouse, thuộc National Cattleman's Beef Association Director of Sustainability, cho rằng chăn nuôi làm giảm được khí thải nếu sử dụng công nghệ này. Những công nghệ như vậy cải thiện đáng kể hiệu quả chăn nuôi, năng suất cây trồng, và quản lý phân chuồng, xây lắp công cụ tạo biogas với hệ thống phục hồi, ngần ấy góp phần làm giảm tác động môi trường trong chăn nuôi bò công nghiệp. Xem

https://www.asas.org/membership-services/press-room/press-release-interpretive-summary-archive/cattle-flatulence-doesn-t-stink-with-biotechnology.

 

Liên quan giữa gen điều khiển vị giác và sự bất dục

 

Các nhà sinh học thuộc Monell Chemical Senses Center, Philadelphia, đã tím thấy một sự liên quan giữa núm vị giác và sự bất dục đực. Nghiên cứu được công bố vào ngày 1-7-2013 trên Proceedings of the National Academies of Sciences, các nhà nghiên cứu đã xem xét các proteins được gọi là taste receptors. Những receptors như vậy có chức năng trong phát hiện ra đường, acids, muối và những hóa chất khác bao gồm những chất gây hương vị thuộc nhóm base. Nghiên cứu trước đây cho rằng các receptors này không chỉ có trong lưỡi mà còn trong các cơ quan khác như dạ dày, ruột non, tụy tạng, phổi, và não. Chức năng của taste receptors trong những khu vực như vậy rất khó tìm thấy.

Trong nghiên cứu này, Bedrich Mosinger và ctv. tập trung vào những receptors ấy, chúng giúp cho vị giác cảm nhận được đường, amino acids có phản ứng với sự ngọt và vị của rau húng (savory tastes). Điều này làm cho một receptor có tên là TAS1R3 và một phân tử được đánh dấu GNAT3 có bên trong giúp cho TAS1R3 chuyển tín hiệu đến não. TAS1R3GNAT3 đều có trong tinh hoàn và tinh trùng của chuột. Họ tiến hành biến đổi gen chuột để nghiên cứu biểu hiện gen TAS1R3 của người. Khi chuột được cho vào thuốc clofibrate (thuốc làm giảm cholesterol, uric acid trong huyết thanh), nó ngăn chận receptors của người, đàn ông trở nên bất dục do sản sinh ra những tinh trùng bất bình thường và ít tinh trùng. Khi cho thuốc ấy ra khỏi thức ăn, chuột trở nên hữu thụ bình thường. Clofibrate thường được kê toa cho bệnh nhân bệnh áp huyết và cholesterol cao, hoặc hàm lượng triglycerides cao. Mục tiêu nghiên cứu tiếp là xác định lộ trình và cơ chế xét nghiệm làm sao sử dụng “taste genes” nhằm biết rõ sự không có gen này làm cho đàn ông trở nên bất dục. Xem

http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=infertility-may-be-linked.

 

Thông Báo

 

Hội Nghị BIO tại Trung Quốc

 

BIO (Biotechnology Industry Organization Convention) được tổ chức tại China National Convention Center, Beijing, Trung Quốc vào ngày 11-13 tháng 11, 2013. Xem

 

http://www.bio.org/events/conferences/bio-convention-china.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1181

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD